Quốc tế

Twitter có thể phải “bán mình” cho Microsoft để tránh Elon Musk

2 năm trước
Tác giả Abram Brown

Share
this:

Twitter có thể “bán mình” cho Microsoft để tránh bị thâu tóm bởi tỉ phú Elon Musk, khi công ty không có nhiều sự lựa chọn nào khác.

Trong hơn 2 thập kỷ qua, cách vài năm là Twitter vướng vào một tình huống tương tự.

Đó là công ty chịu sự ràng buộc và phải cân nhắc “bán mình”. Vào giữa những năm 2000, Yahoo và Facebook tiếp cận Twitter.

Sau đó nhiều năm là Google và lời đề nghị từ Disney vào năm 2016.

Lời đề nghị trị giá 500 triệu USD của Facebook nổi bật hơn cả, vì đây là con số lớn nhất và đưa ra ngay thời điểm CEO Jack Dorsey vừa mới từ chức và những câu hỏi về việc liệu Twitter có đạt được giá trị như tiềm lực họ kỳ vọng không.

CEO của Tesla và SpaceX, Elon Musk. Ảnh: Nurphoto Via Gett Images

“Toàn bộ lời đề nghị mua lại Twitter luôn xoay quanh căng thẳng trong ban lãnh đạo hoặc thay đổi vị trí CEO, như những gì đang diễn ra hiện nay.

Twitter có kiểu cộng hưởng văn hóa mà nhiều công ty lớn mong muốn có được, một dấu ấn văn hóa lớn hơn cả quy mô doanh nghiệp,” Jason Goldman, nhà sáng lập điều hành của Twitter cho biết.

Ông có gần một thập kỷ trong ban lãnh đạo Twitter và chứng kiến lời đề nghị từ Yahoo, Facebook và Google.

Hiện nay, Twitter đang gặp rắc rối và có lẽ đây là thời điểm bổ sung thêm ứng viên tiềm năng khác, như Microsoft hay SalesForce. Twitter có CEO mới đang trong thử thách.

Đó là Parag Agrawal, người đang nỗ lực phát triển kinh doanh nhằm rút ngắn khoảng cách giữa tiềm lực thương mại và dấu ấn văn hóa.

Ông đang đối đầu trực tiếp với người giàu nhất thế giới, Elon Musk.

Elon Musk muốn mua lại Twitter với giá 54,20 USD/cổ phiếu, mức đề nghị khiêm tốn cho cổ phiếu đã chốt lại trong phiên giao dịch gần đây và định giá công ty ở mức 43 tỉ USD.

Trong quá trình đưa ra lời đề nghị, Elon Musk thể hiện sự hoài nghi về cách quản lý hiện nay của Twitter.

Ông mong muốn Twitter trở thành “nền tảng cho tự do ngôn luận trên toàn thế giới” và bổ sung thêm “Tôi nhận ra công ty sẽ không thể phát triển mạnh mẽ hay đáp ứng với yêu cầu từ xã hội nếu giữ nguyên như hiện tại. Twitter cần phải trở thành công ty tư nhân.”

Có thể Twitter không muốn bị Musk thâu tóm, nhưng công ty lại không có nhiều sự lựa chọn nào khác.

Nếu Elon Musk không hoàn tất thương vụ mua lại, ông có thể vô tình mở ra cơ hội cho những cái tên khác xuất hiện và đưa ra lời đề nghị.

Twitter không có giải pháp phòng vệ từ cổ phiếu hai tầng như Meta, Snap và Alphabet, ngăn những nhà đầu tư thôn tính các công ty (corporate raider).

Twitter có thể áp dụng chiến lược “thuốc độc”, bằng cách bán cổ phiếu ở mức chiết khấu để pha loãng cổ phiếu của Musk.

Qua đó, Agrawal vẫn nắm quyền điều hành Twitter, song chưa rõ Twitter còn lại những gì sau khi pha loãng cổ phiếu khiến giá trị vốn hóa thị trường của công ty giảm xuống.

Để tránh Elon Musk, Twitter có thể phải cần đến “hiệp sĩ trắng” trong việc thâu tóm này, một ứng viên có tiềm lực tài chính để công ty có thể hoạt động dễ dàng hơn nhà tài phiệt lĩnh vực xe điện.

Trường hợp nổi tiếng nhất về chiến lược này là Warren Buffett đã chi 600 triệu USD vào cổ phiếu ưu đãi của Gillette vào năm 1989 để chấm dứt nỗ lực thâu tóm thù địch từ Coniston Partners.

Warren Buffet sẽ không tham gia mua lại Twitter. Thực chất, danh sách những cái tên có khả năng giải cứu nền tảng mạng xã hội này là không nhiều.

Hãy điểm qua những ứng viên trong quá khứ.

Meta chắc chắn bị loại ra, vì công ty trong diện điều tra về hành vi chống độc quyền của Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ (FTC).

Tương tự, Google cũng đối mặt với cuộc điều tra từ Bộ Tư pháp Hoa Kỳ (DOJ) và Yahoo gần như không thể.

Disney chắc chắn có tài chính và không chịu nhiều giám sát từ các cơ quan quản lý.

Tuy vậy, Bob Iger, CEO của Disney từng suy nghĩ đến việc mua lại Twitter, đã rời đi và không đề cập đến việc gần như thâu tóm công ty này trong quyển hồi ký vào năm 2019.

“Với chúng tôi, Twitter là một nền tảng mạnh mẽ, nhưng tôi không thể vượt qua được những thách thức đi kèm, bao gồm kiểm soát phát ngôn mang tính thù địch và đưa ra nhiều quyết định liên quan đến tự do ngôn luận, thái độ tức giận thông thường và hành động khiếm nhã,” Iger viết (Rất nhiều trong số những vấn đề này vẫn đem lại phiền toái cho Twitter).

Vậy cái tên nào sẽ giải cứu Twitter?

Theo các chuyên gia tại Wall Street, Salesforce có thể mua lại công ty và đồng CEO, Marc Benioff từng cân nhắc mua lại Twitter trước khi thay đổi ý định.

CEO khác của Salesforce, Bert Taylor chắc chắn là cái tên quen thuộc với Twitter, khi ông là chủ tịch hội đồng quản trị của công ty.

Tuy vậy, chưa rõ liệu việc này sẽ thúc đẩy Salesforce hơn hay giảm khả năng mua lại Twitter.

PayPal là ứng viên ít nổi bật, sau khi theo đuổi và ngừng thỏa thuận mua lại Pinterest vào năm 2021.

Tuy vậy, mối liên hệ giữa PayPal và Pinterest sẽ hợp lý hơn, nếu bạn suy nghĩ về Pinterest như mạng xã hội hơn trang mua sắm xã hội, với PayPal có rất nhiều kinh nghiệm về giao dịch kết thúc đơn hàng.

Theo nguồn tin từ Wall Street, có vẻ như ứng viên khác sẽ là Microsoft. Công ty từ chối đưa ra bình luận về khả năng “giành giật’’ Twitter với Elon Musk.

Microsoft gần đây từng thể hiện mong muốn tiếp quản một công ty mạng xã hội. Vào năm 2020, Microsoft theo đuổi thương vụ mua lại TikTok với lời đề nghị trị giá khoảng 50 tỉ USD, và chỉ thất bại do can thiệp từ chính quyền của cựu tổng thống Donald Trump.

Ngoài ra, Microsoft mua lại LinkedIn với giá 26,2 tỉ USD đã chứng minh công ty này có thể biến một mạng xã hội thành cỗ máy kiếm tiền.

Sau khi được Microsoft mua lại với giá trị hơn 8 tỉ USD, doanh thu của LinkedIn tăng lên từ 2 tỉ USD trong năm 2016, theo công ty phân tích dữ liệu Statista.

“Microsoft đã mang đến nguồn giá trị khổng lồ cho LinkedIn. Nếu bạn nghĩ về việc đó, Microsoft sẽ bổ sung thêm tính chuyên nghiệp, sự tin tưởng và tôn trọng,” Brent Thill, nhà phân tích tại Jefferies cho biết.

Biên dịch: Minh Tuấn