Triển lãm tại Bảo tàng Brooklyn về các tác phẩm ít được biết đến ngày nay, nhưng lại là tâm điểm cho cuộc triển lãm về đức tin của Andy Warhol.
Để củng cố hình ảnh của Giáo hội Công giáo vào cuối những năm 1960, Vatican đã tuyển dụng danh họa Andy Warhol để làm một bộ phim. Không có gì đặc biệt trong việc lựa chọn Andy Warhol. Mặc dù xưởng phim của ông là nơi lui tới nổi tiếng của những người theo Công giáo nhưng không thực hành nghi lễ tôn giáo hàng ngày, với những lời thú tội mang tính chế nhạo.
Mặc dù tác phẩm trước đây của ông ám chỉ tinh quái về tội loạn luân trong Thánh gia, Andy Warhol thường tham dự các buổi lễ ngày Chủ nhật. Mẹ ông, người sống với ông, duy trì gia đình sùng đạo. Trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí Esquire, thậm chí bà còn ca ngợi con trai mình là một “cậu bé ngoan đạo”
Tất cả những yếu tố trên, cùng với sự nổi tiếng của Andy Warhol trong công chúng mà Công giáo không thể hy vọng đạt được, đã dẫn đến các tác phẩm mà ít được biết đến ngày nay, nhưng lại là tâm điểm cho cuộc triển lãm về đức tin của ông tại Bảo tàng Brooklyn hiện nay.
Revelation (Khải huyền) – triển lãm đầu tiên để giúp hiểu rõ đức tin trong tác phẩm của danh họa Andy Warhol- bao gồm các phiên bản được mong đợi, đặc biệt không thể quên của bức bích họa nổi tiếng “Bữa tiệc cuối cùng” của Leonardo da Vinci.
Mô phỏng lại hình tượng quen thuộc trong nghệ thuật đại chúng (Pop-art) đặc trưng của ông, những bức tranh vẽ trên lụa này bất ngờ xuất hiện, miêu tả Chúa Giê-su và các môn đồ của ngài như những người nổi tiếng, và thể hiện kiệt tác của Leonardo như một hình thức quảng cáo đại chúng. Nghệ thuật phê bình văn hóa hài hước khô khan làm cho Andy Warhol trở nên nổi tiếng thậm chí còn được thể hiện công khai hơn trong bức vẽ cây thánh giá được xếp thành nhiều hàng tượng trưng cho sự cứu rỗi đại chúng như bức vẽ Campbell’s Soup Cans tượng trưng cho linh hồn tập thể.
Không có cây thánh giá trong phim của Andy Warhol về Vatican, cũng như không có hình ảnh của Chúa Giê-su, các môn đồ hoặc người thân của ngài. Andy Warhol đơn giản chỉ quay cảnh mặt trời đang lặn.
Vatican đã rút khỏi dự án trước khi bộ phim hoàn thành, vì nhiều lý do có vẻ liên quan đến hậu cần. Mặc dù một vài cảnh quay sau đó đã được ông chiếu lại để trình diễn trực tiếp, nhưng chưa ai từng lắp ráp các cảnh lại. Tuy nhiên, chúng ta có thể dự đoán dựa trên cơ sở kinh nghiệm, lí do vì Andy Warhol thường tiếp cận đối tượng theo cách giống như khi quay phim Tòa nhà Empire State vài năm trước đó. Phim Empire dài 8 tiếng, chỉ có hình ảnh tòa nhà biểu tượng từ lúc hoàng hôn đến nửa đêm từ một góc quay duy nhất.
Empire thường được xem là một trò chơi khăm hoặc một trò đùa với phần cuối dài lê thê. Từ góc nhìn đó, bộ phim có thể được hiểu như sự phản ứng hài hước trước tốc độ phát triển nhanh chóng của các phương tiện truyền thông đại chúng. (Warhol lạnh nhạt khẳng định rằng mục đích chỉ là “nhìn thời gian trôi đi”.) Nhưng thật ra, khi xem lâu dài, Empire cực kỳ thiền định.
Nhiều tác phẩm khác của Andy Warhol bao gồm các bức vẽ Bữa tiệc cuối cùng đều có cảnh hoàng hôn. Không thể phủ nhận việc lặp lại các chi tiết như đầu của Chúa trong Christ 112 Times là hài hước và có một sự kết nối rõ ràng với sự lặp lại trước đó của ông về khuôn mặt của những người nổi tiếng như Marilyn Monroe. Tuy nhiên sự lặp lại không chỉ là đặc trưng của truyền thông đại chúng. Đây là công thức đạt để được sức mạnh thông qua việc thực hiện lặp đi lặp lại.
Warhol tôn thờ những người nổi tiếng như Marilyn. Nếu mẹ ông được xem là người ngoan đạo, thì ông càng giữ các tín ngưỡng truyền thống hơn và thể hiện rõ nét trong tác phẩm. Giống như Bữa tiệc cuối cùng của Leonardo, bức vẽ của Andy Warhol sẽ vẫn mãi là cách hiểu mở. Đó là tác phẩm châm biếm, cũng có thể là lời cầu nguyện.
Biên dịch: Gia Nhi