Lối sống

Bức tranh tự họa đầu tay của Andy Warhol bắt đầu bán đấu giá tại Phillips

Phillips sẽ bán đấu giá hai bức tranh đầu tay của nghệ sĩ Andy Warhol vào ngày 15.11 ở New York sau khi trưng bày ở nhiều nơi.

Share
this:

Mái tóc vàng rẽ sang một bên, chàng trai 20 tuổi Andy Warhol đưa ngón tay lên ngoáy mũi nhô cao, biểu lộ vẻ mặt ương ngạnh, và tình trạng bấp bênh trong suốt cuộc đời lẫn sự nghiệp lừng lẫy. Chúng ta thấy được sự tự tin, tham vọng, tính nhạy cảm cũng như tinh thần nổi loạn của ông.

Bức chân dung tự họa nổi tiếng đầu tiên của bậc thầy trong thế kỷ 20 có một không hai do sinh viên nghệ thuật lúc đó 20 tuổi của Carnegie Institute of Technology (nay là Carnegie Mellon University) tạo ra vào năm 1948. Sự thông minh sắc sảo của ông thể hiện rõ qua cách sử dụng kỹ thuật “blotted-line”, một phiên bản in độc bản trở thành dấu ấn thẩm mỹ quý giá của Warhol, được tạo ra do thiếu nguồn cung cấp các tác phẩm nghệ thuật đắt tiền.

Là con út trong một gia đình nhập cư Carpatho-Rusyn thuộc tầng lớp lao động ở Pittsburgh, Andrew Warhol bắt đầu sự nghiệp nghệ thuật của mình với loại giấy vẽ rẻ tiền, làm cho mực thấm và lem ra ngoài một cách ngẫu nhiên. Luôn là người đổi mới, nghệ sĩ trẻ vượt qua những khó khăn để khai phá những con đường nghệ thuật mới.

Bức chân dung tự họa đầu tiên Nosepicker I: Why Pick on Me (The Broad Gave Me My Face But I Can Pick My Own Nose). Ảnh: Phillips/Forbes

Bức tranh Nosepicker I: Why Pick on Me ( còn được gọi là The Broad Gave Me My Face But I Can Pick My Own Nose) dự kiến sẽ thu về từ 300.000 USD đến 500.000 USD trong lần bán đầu tiên, cùng với một mô tả hiếm hoi về ngôi nhà thời thơ ấu của ông. Living Room (1948) dự kiến sẽ được bán với giá từ 250.000 USD đến 450.000 USD.

Những bức tranh thuộc sở hữu của gia đình Warhola, sẽ được bán đấu giá vào ngày 15.11 trong buổi bán những tác phẩm nghệ thuật đương đại và thế kỷ 20 tại nhà bán đấu giá hàng đầu Phillips ở New York, sau khi trưng bày tại Southampton, New York, Los Angeles, London, và Paris.

“Tôi rất hào hứng về triển vọng này bởi vì luôn nghĩ những tác phẩm này được vẽ bằng cả trái tim và linh hồn của Warhol. Chúng quá hiếm,” Robert Manley, phó chủ tịch kiêm đồng giám đốc phụ trách bán đấu giá các tác phẩm nghệ thuật đương đại & thế kỷ 20 trên toàn thế giới tại Philips, người làm việc với gia đình Warhola trong đợt bán trước tại Christie’s, cho biết.

Cha của Warhol, Andrej Warhola, qua đời khi nghệ sĩ mới 13 tuổi, và những tác phẩm đầu tay này được chú của Warhol, Pavol Warhola, lưu giữ. Warhol quá đau buồn trước sự ra đi của cha nên “trốn dưới gầm giường ở tầng trên,” James Warhola, cháu trai của Warhol, nói trong cuộc điện thoại đầy say mê vào ngày 30.9, từ phòng khách Warhola.

“Tôi ghét phải chứng kiến họ ra đi, thật đau buồn khi đưa tiễn. Nhưng đồng thời, có một chút thú vị vì họ thực sự có một cuộc sống tốt hơn ở đâu đó,” Warhola nói trong cuộc trò chuyện kéo dài gần 50 phút.

“Hi vọng, một bảo tàng nào đó sẽ nhận chúng. Nhưng chúng đã được treo tại Bảo tàng Warhol trong gần 10 năm. Thật không may, (bảo tàng) không có quỹ mua lại bất kỳ tác phẩm nào cho gia đình.… Đây là hai bức tranh tôi yêu thích, và chúng có lẽ là những tác phẩm quan trọng nhất vì tôi nghĩ chúng tiết lộ tham vọng trở thành nghệ sĩ của chú tôi trước khi ông bước vào thế giới thương mại.”

Phillips chia sẻ hi vọng đó. “Chúng tôi cố tình giữ (giá) thấp (bởi vì) hi vọng các tổ chức sẽ có thể đấu giá những tác phẩm này,” Manley nói. “Tôi nghĩ chúng nên được trưng bày trong bảo tàng hoặc nằm trong bộ sưu tập thuộc tổ chức nào đó. Nhưng còn quá sớm để dự đoán giá chúng sẽ được bán. Tôi nghĩ mọi người sẽ vô cùng hứng thú với hai bức tranh đó.”

Warhola, nghệ sĩ và họa sĩ minh họa, cho biết ông đặt nhiều tên để giễu cợt bức chân dung hài hước.

“Tôi nghe rất nhiều tên, nhưng thường nghe nhất là ‘the broad gave me my face,’ ám chỉ mẹ ông theo tiếng lóng. Bức tranh cũng có tên the Lord gave me my face,’ và tôi cũng nghe nghệ sĩ Philip Pearlstein (bạn của Warhol tại Carnegie Tech) nói tên bức tranh là, ” God gave me my face, but I picked my own nose’,” Warhola cho biết.

Warhol tham vọng gửi bức chân dung tới triển lãm thường niên lần thứ 39 của Exhibition of the Associated Artists of Pittsburgh trong tháng 1.1949, nhưng hiệp hội từ chối bức tranh vì cho rằng chủ đề “xúc phạm.” Ông không bỏ cuộc, kiên trì gửi lại vài tháng sau đó, đến một triển lãm dành cho những nghệ sĩ ưu tú trong mùa hè tại Arts and Crafts Center of Pittsburgh. Ở đó, bức tranh đã được đón nhận. Năm 1962, Arts and Crafts Center vinh danh Warhol là Nghệ sĩ của năm.

Không thể hạ thấp giá trị lịch sử của những tác phẩm đầu tay này vì chúng là minh chứng cho cách trở thành siêu sao thông qua đạo đức nghề nghiệp và một khát vọng tuyệt vời vượt qua chuẩn mực xã hội.

“Mọi người đều nói về bức tranh đặc biệt này, bức tranh về người ngoáy mũi,” Warhola nhớ lại. “Chú tôi trở nên tự tin như vậy vào thời điểm đó. Thật tuyệt vời. Tôi luôn ấn tượng với câu chuyện về cách ông tạo ra hiệu ứng lan truyền và tiếng tăm thông qua tác phẩm nghệ thuật. Tôi nghĩ chính điều đó đã tạo tiền đề cho ông vẽ bức tranh hộp súp. Tôi luôn nghĩ ông hứng thú về hiệu ứng lan truyền cũng như mức độ tranh cãi mà bức tranh tạo ra.”

Cả Nosepicker và Living Room đều suýt bị mất vào cuối những năm 1970 khi chúng bị bỏ quên trong chiếc xe bị đánh cắp của gia đình Warhola. Thật may những tác phẩm này còn nguyên vẹn khi tìm thấy lại chiếc xe.

Vô số danh hiệu và những dấu ấn lịch sử thú vị khéo léo thể hiện tính đa tài của người nghệ sĩ luôn được yêu thích, thậm chí trở thành tâm điểm trong thế giới nghệ thuật toàn cầu. Những tác phẩm ban đầu gần gũi này giúp hiểu sâu về tâm trí lẫn tâm hồn của một người đàn ông sống trong thế giới cũ đầy truyền thống ngay cả khi ông cố thể hiện sự dữ dội của thế giới nghệ thuật trơ trẽn ở New York, vốn đã lên đến đỉnh điểm vào những năm 1980. Các nhà sử học cũng như giám tuyển nghệ thuật cố gắng giải mã cuộc sống riêng tư của ông. Những tác phẩm này đưa ra những chi tiết phức tạp, không thể thiếu để giải mã và hiểu hoàn cảnh. Chúng hòa nhịp với tính cởi mở trẻ trung của Warhol, lôi cuốn chúng ta vào quá trình sáng tạo không thể bắt chước của ông.

Bức tranh Living Room. Ảnh: Phillips/Forbes

Bức tranh Living Room chào đón chúng ta vào ngôi nhà hai phòng ngủ ở số 3252 đường Dawson ở Pittsburgh, đưa chúng ta trở về cố hương, gợi lên sự quen thuộc của cuộc sống gia đình nhập cư Đông Âu. Bức tranh màu nước hiếm hoi nêu bật tài năng điêu luyện và đa phong cách của Warhol.

“Tất cả những bức tranh khác (thời kỳ đầu) đều được vẽ một cách độc đáo. Tôi nghĩ đây là bức duy nhất trên bảng màu nước được ông sử dụng màu trắng của tờ giấy để xác định ánh sáng và bóng tối cũng như phạm vi rộng lớn được tạo ra thông qua màu nước trong suốt,” Warhola giải thích.

Căn phòng bừa bộn được truyền tải qua những tấm chụp đèn nghiêng, những tấm màn che xê dịch mà bà Julia Warhola, mẹ của Warhol, đã sắp đặt tỉ mỉ, cùng với những chiếc gối và tấm thảm nhàu nát. Trong đó, cây thánh giá trên lò sưởi, thấy được lòng sùng kính trọn đời của Warhol đối với đức tin theo nghi thức Byzantine của tổ tiên ông.

Warhol là người có ảnh hưởng to lớn đối với Warhola nên có mối quan hệ gần gũi với những tác phẩm đầu tay này.

“Tôi nhớ đã từng một lần ở đó và được ông chỉ cách căng tấm vải cũng như luôn nói rằng đây là cách vẽ chuyên nghiệp, vì vậy tôi vẫn đang vẽ theo cách chuyên nghiệp đó,” Warhola nói, cười rạng rỡ.

“Khi còn nhỏ, lúc sáu tuổi, có lần ông nhìn thấy tôi đang vẽ tranh trên tấm vải. Ông ngăn tôi lại và nói ‘để chú chỉ cho cháu cách vẽ. Vẽ trên một tấm vải trải dài, ông đã chỉ cho tôi cách căng tấm vải. Đó là một trong những kỷ niệm yêu thích về chú khi tôi đang cố gắng trở thành một nghệ sĩ như ông khi mới sáu tuổi.”

Biên dịch: Gia Nhi

Xem thêm:

Tranh Andy Warhol vẽ Marilyn Monroe bán với giá kỷ lục 195 triệu USD
Triển lãm tiết lộ những sáng tác nghệ thuật về Vatican của Andy Warhol
Tranh Andy Warhol vẽ Marilyn Monroe được rao giá kỷ lục 200 triệu USD