TikTok, tâm điểm tâm điểm trong quá trình điều tra của Quốc hội Mỹ, là một trong những ứng dụng thuộc sở hữu nước ngoài giữ các vị trí dẫn đầu bảng xếp hạng ứng dụng phổ biến nhất trên App Store.
Các chính trị gia Mỹ đang tỏ ra quan ngại về TikTok và nguy cơ ứng dụng mạng xã hội nổi tiếng này chia sẻ dữ liệu người dùng với chính phủ Trung Quốc. Trong trường hợp các nhà lập pháp Mỹ thúc đẩy thành công lệnh cấm hoàn toàn TikTok trên toàn quốc, các ứng dụng khác do những công ty bên ngoài nước Mỹ vận hành hoặc có liên hệ với chính phủ Trung Quốc sẽ như thế nào? Đó là vì TikTok không phải ứng dụng phổ biến duy nhất.
“Ủng hộ Twitter đồng nghĩa bạn ghét nước Mỹ,” người luận viên truyền thông Ben Domenech cho biết trên Twitter hôm 28.3.
Có thể thấy là khá kỳ lạ khi cho rằng bất kỳ ai thích dùng mạng xã hội cũng đều “không thích nước Mỹ,” khi rất nhiều người Mỹ chỉ đơn giản là chưa biết hoặc không để tâm đến việc TikTok thuộc sở hữu của một doanh nghiệp Trung Quốc. Nhiều người trong số đó chấp nhận rằng họ sử dụng mọi loại ứng dụng khác nhau, thu thập nhiều dữ liệu cá nhân, cho mục đích sử dụng hằng ngày, với một số ứng dụng thuộc sở hữu của các công ty Mỹ, số khác từ những công ty khác trên toàn thế giới.
Tất cả những gì ta nên làm là nhìn vào bảng xếp hạng các ứng dụng phổ biến nhất trên cửa hàng App Store, để xem mức độ chọn lọc của sự phẫn nộ đối với quyền sở hữu nước ngoài như thế nào.
Ứng dụng dẫn đầu danh sách là Temu: Shop Like a Billionaire, trở thành cái tên thu hút sự chú ý với đoạn quảng cáo tại sự kiện Super Bowl vừa qua và thăng hạng nhanh chóng trong bảng xếp hạng ứng dụng. Temu chính thức ra mắt tại Boston vào mùa thu năm 2022 và thuộc sở hữu của công ty Trung Quốc PDD Holdings.
Vị trí thứ hai thuộc về CapCut, ứng dụng chỉnh sửa video thuộc sở hữu của ByteDance, công ty mẹ của TikTok. TikTok đứng thứ ba danh sách ứng dụng phổ biến nhất App Store, tâm điểm trong quá trình điều tra của Quốc hội Mỹ liên quan đến quyền sở hữu của nền tảng mạng xã hội này tại Trung Quốc.
Shein, thương hiệu bán lẻ thời trang thuộc sở hữu của một công ty Trung Quốc và đặt trụ sở tại Singapore, đứng thứ sáu trên bảng xếp hạng của App Store.
Spotify, ứng dụng phát nhạc trực tuyến xếp thứ 16 trên bảng xếp hạng App Store, đến từ Thụy Điển. Trong khi hầu hết người Mỹ có thể không quan tâm đến việc tại Thụy Điển biết bài hát yêu thích của họ trong tuần này là gì, có lẽ họ cũng không bận tâm rằng vị trí của họ được chia sẻ từ đoạn video mới đăng tải.
Có nguồn gốc từ Nga, ứng dụng nhắn tin Telegram tuy không nổi tiếng bằng Facebook hay WhatsApp tại thị trường Mỹ nhưng vẫn xếp thứ 21 trong các ứng dụng phổ biến nhất App Store hiện nay. Nhưng tại sao các chính trị gia tại Mỹ lại không thúc đẩy việc cấm Telegram như TikTok, nền tảng mạng xã hội được cho là đánh cắp và chia sẻ rộng rãi thông tin thẻ tín dụng?
Vẫn chưa chắc chắn về việc TikTok có bị cấm hoàn toàn hay không, song động thái này lại nhận về sự ủng hộ từ Quốc hội Mỹ. Các chính trị gia chắc chắn không đồng tình về những vấn đề quan trọng khác hiện nay như kiểm soát súng đạn hoặc nợ trần. Nhưng nếu Mỹ cấm TikTok, việc này sẽ hợp lý để đặt ra câu hỏi không chỉ về mối liên hệ giữa những ứng dụng khác với chính phủ Trung Quốc.
Nếu muốn thực hiện “chủ nghĩa dân tộc công nghệ” (techno-nationalism) mới, tại sao lại chỉ tập trung vào TikTok? Tại sao không thông qua một đạo luật quy định những gì có thể hoặc không thể sử dụng dữ liệu người dùng, tạo ra môi trường công bằng hơn? Nếu muốn bảo vệ dữ liệu đặt tại Mỹ, hãy thông qua luật nhấn mạnh điều đó và thừa nhận rằng sẽ có hậu quả. Không phải bất kỳ công ty nào cũng có nguồn lực để xuất hiện tại Mỹ và bạn có thể nói rằng doanh nghiệp như Spotify sẽ không thành công như hiện nay nếu đặt toàn bộ máy chủ ở Mỹ.
Có thể khó để yêu cầu các nhà lập pháp Mỹ thể hiện sự đồng nhất trong đạo luật mà họ thông qua, song ít nhất ta có thể chỉ ra đâu là điểm thiếu nhất quán. Trong trường hợp của TikTok, đó không phải công ty duy nhất theo dõi chặt chẽ hoạt động của người dùng.
1 năm trước
Cơn sốt TikTok Shop: Quả ngọt nhưng khó hái