Mức lãi hơn 248 tỉ đồng trong ba tháng đầu năm nay của Transimex đã tăng gần 150% so với cùng kỳ năm ngoái.
Báo cáo gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước của công ty cổ phần Transimex (HoSE: TMS) lý giải khoản lợi nhuận sau thuế trong quý 1.2022 tăng mạnh nhờ doanh thu hoạt động tài chính, doanh thu bán hàng và phần lãi trong công ty liên doanh, liên kết đều bật tăng.
Khoản tăng mạnh nhất trong kỳ được ghi nhận từ doanh thu hoạt động tài chính với hơn 65 tỉ đồng, tăng đến 641% so với quý 1.2021. Cùng với đó, Transimex hưởng khoản lãi hơn 160 tỉ đồng trong công ty liên doanh, liên kết trong khi cùng kỳ năm ngoái chỉ có 44 tỉ đồng.
Doanh thu thuần ba tháng đầu năm của công ty hơn 1.660 tỉ đồng, tăng 54% so với cùng kỳ. Nhờ giá vốn tăng mạnh đã cải thiện biên lợi nhuận gộp quý 1.2022 của Transimex giảm 1,58%, còn xấp xỉ 8,8%.
Nhờ phần lãi trong công ty liên doanh, liên kết và các khoản lợi nhuận khác tăng đã đưa lãi ròng ba tháng đầu năm của doanh nghiệp này cao gấp 2,5 lần cùng kỳ, giúp biên lợi nhuận ròng được cải thiện, tăng 5,5% lên gần 14,9%.
Trong kỳ, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của Transimex dương hơn 550 tỉ đồng so với cùng kỳ năm ngoái 14 tỉ đồng và dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư âm gần 470 tỉ đồng.
Năm nay, Transimex đặt kế hoạch doanh thu và lãi ròng chỉ bằng 54% và 70% năm trước, lần lượt ở mức 3.455 tỉ đồng và 432 tỉ đồng.
Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 của Transimex hôm 28.4 cũng đã thông qua tờ trình thoái vốn khỏi khoản đầu tư trong liên doanh Nippon Express Việt Nam (NEVN).
Ban lãnh đạo Transimex cho biết, vốn góp ban đầu của liên doanh này là 1,2 triệu USD với tỷ lệ 50:50 khi thành lập vào năm 2000, sau hơn 20 năm hoạt động, tổng tài sản tăng lên hơn 2.000 tỉ đồng.
Từ năm 2016 đến nay, Nippon Express Company Limited đã nhiều lần gửi thư, cử đại diện cấp cao đến gặp đại diện Transimex thảo luận, đàm phán cũng như đề nghị mua lại phần vốn góp của Transimex tại liên doanh theo nhiều phương án.
Phía Transimex cũng cho rằng việc cố gắng giữ tỷ lệ vốn góp như hiện nay là không khả thi. Tất cả các công ty logistics nước ngoài hoạt động tại Việt Nam đều trở thành công ty 100% vốn nước ngoài hoặc phía đối tác Việt Nam chỉ giữ tỷ lệ tượng trưng.
“Do đó Transimex sẽ thoái vốn tại NEVN để có nguồn lực cho những hoạt động kinh doanh cốt lõi và có thêm nguồn thu tài chính đầu tư mở rộng cơ sở hạ tầng logistics,” báo cáo nêu.
Hội đồng quản trị Transimex cũng vừa có thêm thành viên mới là ông Toshiyuki Matsuda. Vị này đang là chủ tịch Ryobi Holdings và Ryobi Systems, thành viên HĐQT công ty cổ phần Logistics quốc tế Ryobi Việt Nam và giám đốc Casco Investment Limited.
Ông Toshiyuki Matsuda nắm 24.718 cổ phiếu TMS và đại diện phần sở hữu hơn 22 triệu cổ phiếu TMS của Logistics quốc tế Ryobi Việt Nam, tương ứng 20,96% vốn tại Transimex.
Theo forbes.baovanhoa.vn (https://forbes.baovanhoa.vn/thu-nhap-tu-lien-doanh-nevn-dua-loi-nhuan-quy-1-cua-transimex-tang-den-150)
6 tháng trước
Thương hiệu mì ăn liền Nongshim mở rộng mảng logistics2 năm trước
SLP khởi công dự án kho vận thứ ba tại Việt Nam2 năm trước
Tân Cảng Gài Gòn: Sếu đầu đàn3 năm trước
Người xây chuỗi cung lạnh ABACooltrans