Xu hướng làm việc từ xa sau dịch COVID-19 đang có tác động lên thị trường bất động sản, đặc biệt là phân khúc văn phòng cho thuê.
Xuất hiện từ đại dịch COVID-19, hình thức làm việc từ xa chắc chắn đã thay đổi cách chúng ta làm việc. Một khảo sát vào năm 2021 đưa ra hơn 75% người lao động cho biết sẵn sàng giảm lương nếu có thể làm việc linh hoạt hơn trước thời điểm bùng dịch.
Báo cáo “Workmonitor” gần đây từ công ty cung cấp dịch vụ quản trị nhân sự (HR) Randstad ghi nhận tình hình kinh tế vĩ mô hiện nay không làm thay đổi nhu cầu từ người lao động, hình thành trong giai đoạn dịch bệnh. Đó là họ vẫn muốn có sự linh hoạt, định vị giá trị và cân bằng tốt giữa cuộc sống và công việc, với 61% người lao động chỉ nhận việc nếu điều đó giúp họ cân bằng cuộc sống và công việc.
Tác động lên thị trường bất động sản
Khi xuất hiện, xu hướng này dẫn đến những lo ngại về tác động đến khu vực đô thị, với mọi người lo lắng rằng nếu có thể làm việc ở bất kỳ mọi nơi, chúng ta có thể rời khỏi thành phố để chuyến đến sinh sống tại nơi có chi phí sinh hoạt thấp hơn, yên tĩnh hơn. Trong khi tôi chưa thực sự cho rằng đây là mối bận tâm, khi công việc không chỉ là điều duy nhất thu hút chúng ta đến các khu đô thị, xu hướng làm việc từ xa hoặc làm việc hỗn hợp đang tác động đến bất động sản doanh nghiệp.
Nghiên cứu từ trường Kinh doanh Columbia, Mỹ chỉ ra việc chuyển sang hình thức làm việc hỗn hợp không chỉ tác động đến thị trường bất động sản thương mại, mà còn thị trường nhà ở khi giá thuê và bán nhà tại các khu vực ngoại ô tăng lên so với đô thị. “Đại dịch và ảnh hưởng để lại đã thay đổi thị trường đầu tư bất động sản cả trong ngắn hạn và dài hạn. Về lâu dài, một trong những tác động từ đại dịch COVID-19 sẽ là áp dụng rộng rãi hơn nữa làm việc từ xa,” nghiên cứu lý giải.
Ảnh hưởng lâu dài
Nghiên cứu của Columbia đưa ra điều này có thể để lại ảnh hưởng tương đối lớn lên hai thị trường vốn chủ sở hữu và vay vốn.
Nghiên cứu này giải thích rằng nơi làm việc và nơi ta ở có sự kết nối xuyên suốt lịch sử con người. Sự nổi lên của xu hướng làm việc từ xa ảnh hưởng đến mối liên kết này và nghiên cứu tin rằng điều đó sẽ tác động không chỉ thị trường bất động sản, mà còn đến xã hội.
Các nhà nghiên cứu đánh giá dữ liệu từ cả thời điểm ba năm trước và ba năm sau đại dịch COVID-19, đồng thời xem xét dữ liệu theo hai thế kỷ 20 và 21 nhằm nắm rõ tác động từ làm việc từ xa đến mọi yếu tố trong lĩnh vực bất động sản, từ giá trị đến cấu trúc đô thị. Dữ liệu này bao gồm chính sách làm việc từ xa, thay đổi về chi phí cho thuê tại 30 khu đô thị, tỉ lệ công việc làm từ xa đăng trên trang web việc làm Indeed và di chuyển ở cả thế giới, đặc biệt là New York.
Tỉ lệ sử dụng văn phòng giảm xuống
Các nhà phân tích đưa ra tỉ lệ sử dụng văn phòng giảm xuống đáng kể vào thời điểm bùng phát dịch. Điều thú vị là việc này diễn ra lâu hơn dự báo ban đầu và không có dấu hiệu thay đổi.
Tác giả nhấn mạnh trước khi COVID-19 bùng phát, thị trường văn phòng mỗi năm ghi nhận khoảng 23 triệu m2 mặt bằng được thuê lại. Nhưng con số này đã giảm xuống còn khoảng 9,2 triệu m2 vào nửa đầu năm 2022. Việc này có tác động lên giá trị của văn phòng cho thuê, hiện đã giảm xuống đáng kể và thấp hơn mức ghi nhận vào năm 2019. Tác giả cho rằng giá trị của văn phòng sẽ tiếp tục giảm xuống trong một thập kỷ tới.
Trong năm 2020, giá cho thuê văn phòng tại New York, Mỹ giảm hơn 40% với dự báo trong vòng 10 năm tới sau khi chuyển sang hình thức làm việc từ xa cho thấy, giá trị của văn phòng sẽ duy trì ở mức 39% vào năm 2029. Con số này thấp hơn năm 2019. Điều này tương tự với giá cho thuê và bán nhà ở khu vực ngoại ô tăng cao. Việc mọi người rời thành phố về ngoại ô khiến giá cho thuê và bán nhà tại đây tăng đáng kể, trong khi các khu vực trung tâm thành phố theo chiều hướng ngược lại.
Khi các công ty đang nỗ lực đưa người lao động quay trở lại văn phòng, thị trường bất động sản và cách thức làm việc chắc chắn sẽ thay đổi. Sẽ mất nhiều thời gian và cần thêm dữ liệu để ghi nhận đẩy đủ tác động từ xu hướng làm việc từ xa lên xã hội và lĩnh vực bất động sản.
2 năm trước
Người xây chuỗi cung lạnh ABACooltrans3 năm trước
Tiền đổ kỷ lục vào chứng khoán: hơn 2 tỉ USD