Melinda French Gates và MacKenzie Scott đang có những tác động đáng kể trong việc thay đổi cách các tỉ phú hoạt động từ thiện.
Melinda French Gates và MacKenzie Scott có hàng tỉ đô-la để làm từ thiện. Đó đều là từ hai cuộc ly hôn tốn kém nhất lịch sử và dường như đang nhận về thành quả từ cách làm từ thiện khác biệt so với những người chồng cũ, Bill Gates và Jeff Bezos.
French Gates không còn ủy thác phần lớn tài sản vào Gates Foundation, thay vào đó sẽ tìm cái tên khác ngoài quỹ từ thiện do bà và Bill Gates khởi xướng cách đây hai thập niên, Wall Street Journal đưa tin hôm 2.2. Bà không tiết lộ cụ thể về nơi đóng góp, nhưng gợi mở sẽ đi theo cách làm từ thiện mới trong lá thư cá nhân cho quỹ Giving Pledge (Cam kết hiến tặng) vào nửa cuối năm 2021. “Đây là điều quan trọng để ta đặt niềm tin vào cá nhân và tổ chức cùng hợp tác, cho phép họ tự định hình thành công,” French Gates viết.
MacKenzie Scott cũng có cách làm tương tự trong bài viết đăng trên trang Medium. Tuy vậy, bà lại từ chối tiết lộ người nhận khoản quyên tặng mới nhất (Sau đó MacKenzie Scott thay đổi ý định và cam kết đưa ra thêm thông tin trong năm 2022). Một phần, Scott chỉ rõ người nhận nên “có tiếng nói của mình”. “Chúng ta tin tưởng vào những tổ chức được lựa chọn kỹ càng, với các hoạt động mang tầm ảnh hưởng và hiểu biết xã hội từ trong cộng đồng,” Scott viết.
Hình thức từ thiện dựa vào niềm tin này, nơi những nhà từ thiện tạo sự công bằng cho người nhận không phải là điều mới. Cả French Gates và Scott không thay đổi ý tưởng để người nhận tự mình quyết định với việc không cần thiệp vào, tuy vậy, vẫn tạo cơ hội cho hoạt động đóng góp tương tự, Elizabeth Dale, phó giáo sư ngành lãnh đạo học tại đại học Seattle cho biết.
“Chúng ta đang trong thời điểm, khi một vài cái tên cùng nhau phản hồi lại những nhà hoạt động cơ sở và lãnh đạo của tổ chức phi lợi nhuận. Ý tưởng về những tài phiệt hảo tâm nhận thức đâu là điều tốt nhất đã dấy lên sự nghi ngờ và nhận về chỉ trích trong một thời gian dài,” bà cho biết thêm.
Từ thiện từ niềm tin trái ngược với hướng tập trung vào kết quả hơn, nơi những nhà từ thiện đánh giá liệu khoản tiền của họ có thực sự làm nên khác biệt hay không. Một vài trong số những quỹ từ thiện lớn nhất nước Mỹ, Hewlett Foundation và thậm chí Gates Foundation chú trọng vào kết quả. Việc này được những tỉ phú công nghệ hưởng ứng, Hans Schimtz, giáo sư tại viện Nghiên cứu Tổ chức Phi lợi nhuận của đại học San Diego cho biết.
“Tôi không chắc liệu Melinda có làm giống như MacKenzie Scott hay không. Tuy vậy, Scott lại đang theo đuổi hình thức từ thiện rất khác, vì bà ấy cho rằng ‘chúng ta chỉ nên cho đi số tiền và để mọi người tự quyết định cách họ sẽ sử dụng nó,’” Schmitz lý giải.
Thậm chí French Gates còn đề cập đến sự khác biệt giữa những cách làm này trong lá thư gửi cho Giving Pledge. Bà cho rằng đây là điều quan trọng để “quyết định dựa trên dữ liệu và đề ra mục tiêu cũng như đánh giá quá trình thực hiện, nhưng hơn hết là tin tưởng vào những người được quyên tặng. “Điều cần lưu tâm là nhà từ thiện có bao nhiêu quyền hạn,” Schmitz cho biết và bổ sung thêm hoạt động từ thiện từ niềm tin và tập trung vào kết quả không cần phải đối lập nhau.
Hewlett Foundation, Gates Foundation và những tổ chức khác đặt niềm tin vào nơi họ đóng góp, tuy vậy, lại yêu cầu cung cấp nhiều dữ liệu về kết quả thực hiện hơn cả MacKenzie Scott, chuyên gia này cho biết.
Melinda French Gates và MacKenzie Scott không phải là những người duy nhất kêu gọi làm từ thiện dựa trên niềm tin. Trong khoảng thời gian đầu của đại dịch COVID-19, hơn 800 tổ chức đã ký vào cam kết của Council on Foundations nới lỏng hoặc bãi bỏ quy định về hoạt động từ thiện hiện nay và “ghi nhận những giải pháp tốt nhất cho những cơn khủng khoảng gây ra bởi đại dịch không được tìm thấy bên trong các quỹ từ thiện.”
“Việc này rất khác so với cách làm từ thiện truyền thống, nơi chiến lược tư duy trong “tháp ngà” hay với người cố vấn và tổ chức phi lợi nhuận để đóng góp ý tưởng được thực hiện,” Pia Infante, nhà đồng sáng lập và thành viên ban lãnh đạo của Trust-Based Philanthropy Project (Dự án Từ thiện bằng Niềm tin) cho biết. Dự án được thành lập vào năm 2018, công bố những hoạt động cho các quỹ từ thiện, gồm đóng góp có thời hạn, đóng góp không ràng buộc và rút gọn thủ tục cho người nhận.
Tuy MacKenzie Scott đã đóng góp 8,75 tỉ USD trong chưa đầy hai năm (với khoản quyên tăng mới 133 triệu USD công bố vào ngày 3.2) theo hình thức tự do, vẫn chưa biết liệu Melinda French Gates có làm điều tương tự. Vào năm 2021, cả hai người đã cùng nhau tổ chức cuộc thi Equality Can’t Wait Challenge (Bình đẳng không thể đợi) để tìm ra ý tưởng nâng cao sức mạnh và tầm ảnh hưởng của nữ giới tại Mỹ vào năm 2020. Mỗi người thắng cuộc nhận về 10 triệu USD để duy trì dự án của họ.
Tuy vậy, đây không phải điều ngạc nhiên khi French Gates có hướng đi riêng sau khi ly hôn, Jim Ferris, giám đốc trung tâm Từ thiện và Chính sách Cộng đồng tại đại học Nam California cho biết. Đây là điều thường thấy từ những cặp vợ chồng tách riêng hoạt động từ thiện hậu ly hôn và French Gates đã tự phát triển sở thích của bà với Pivotal Ventures, công ty đầu tư và ươm mầm khởi nghiệp cho phụ nữ thành lập vào năm 2015.
“Tôi chỉ nhìn thấy điều này như sự thay đổi diễn ra bên trong những gia đình. Họ đến với nhau và chia tay vào một thời điểm nào đó. Hoạt động từ thiện chỉ là một phần sau quá trình này,” Ferris cho biết.
Biên dịch: Minh Tuấn
Theo forbes.baovanhoa.vn (https://forbes.baovanhoa.vn/melinda-gates-va-mackenzie-scott-thay-doi-cach-lam-tu-thien-ra-sao)
5 tháng trước
Elon Musk mất nhiều tiền nhất từ đầu năm 20241 năm trước
Danh sách: Doanh nhân từ thiện hàng đầu châu Á