Quốc tế

Google nộp phạt gần 400 triệu USD vì vi phạm quyền riêng tư

Google đã đồng ý nộp phạt số tiền 391,5 triệu USD để dàn xếp với 40 tiểu bang của Mỹ cho hành vi thu thập dữ liệu người dùng trái phép.

Share
this:

Google đã đồng ý nộp phạt số tiền 391,5 triệu USD để dàn xếp vụ kiện liên quan đến hành vi theo dõi người dùng trái phép với 40 tiểu bang của Mỹ sau khi các thẩm phán, thông qua quá trình điều tra từ Associated Press (AP), phát hiện tập đoàn công nghệ này đã âm thầm thu thập dữ liệu vị trí người dùng mặc dù đã tắt các chức năng quản lý vị trí.

Theo đó, thẩm phán bang Oregon Ellen Rosenblum cùng 40 thẩm phán của các tiểu bang khác đưa ra phán quyết trên, với hai thẩm phán phụ trách quá trình đàm phán gồm Doug Peterson (bang Nebraska) và cả Rosenblum nhận định đây là thỏa thuận dàn xếp vụ kiện về quyền riêng tư của người tiêu dùng có nhiều thẩm phán tham gia nhất lịch sử nước Mỹ.

Bên cạnh nộp tiền phạt, chia đều cho 40 tiểu bang, thỏa thuận còn có một cam kết ràng buộc Google phải nâng cao “tính minh bạch” về hoạt động của công ty này. Bên cạnh đó, Google phải hiển thị thêm thông tin khi “tắt” hoặc “mở” chức năng định vị, cho phép người dùng nhìn thấy thông tin theo dõi vị trí quan trọng, cũng như đưa ra chi tiết về những dữ liệu công ty đã thu thập và sử dụng cho mục đích gì.

Trong thông cáo báo chí hôm 14.11, thẩm phán Ellen Rosenblum cho rằng Google đã “ưu tiên tăng trưởng lợi nhuận hơn quyền riêng tư của người dùng” và thiếu trung thực về hoạt động của công ty.

Bên ngoài tòa nhà văn phòng của Google tại Detroit, Michigan (Mỹ). Ảnh: Getty Images

Vào năm 2018, 40 thẩm phán mở cuộc điều tra nhằm vào Google sau khi Associated Press đưa tin tập đoàn này bí mật theo dõi vị trí người dùng dù họ đã tắt các chức năng định vị.

Bài viết này đưa ra tuy người dùng đã tắt tùy chọn quản lý Lịch sử vị trí (Location History), nhưng Google lại tự động kích hoạt tính năng Hoạt động web và ứng dụng (Web & App Activity) khi người dùng thiết lập tài khoản. Các thẩm phán phát hiện Google đã vi phạm luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng kể từ năm 2014 từ việc khiến người dùng lầm tưởng về hệ thống theo dõi vị trí.

Trong thông cáo báo chỉ gửi tới Forbes hôm 14.11, người phát ngôn của Google José Castañeda cho biết thỏa thuận dàn xếp này phù hợp với “những cải thiện mà công ty đã thực hiện trong nhiều năm qua”.

Vị này cho biết quá trình điều tra của dựa trên “các chính sách sản phẩm Google đã thay đổi từ những năm trước đó”. Thay đổi này nhằm giảm thiểu việc thu thập dữ liệu, đồng thời cung cấp nhiều dịch vụ tiện ích hơn nữa, Google cho biết trong bài blog cùng ngày.

Bên cạnh Oregon và Nebraska, các tiểu bang tham gia vụ kiện này gồm Arkansas, Florida, Illinois, Louisiana, New Jersey, North Carolina, Pennsylvania, Tennessee, Alabama, Alaska, Colorado, Connecticut, Delaware, Georgia, Hawaii, Idaho, Iowa, Kansas, Kentucky, Maine, Maryland, Massachusetts, Michigan, Minnesota, Mississippi, Missouri, Nevada, New Mexico, New York, North Dakota, Ohio, Oklahoma, South Carolina, South Dakota, Utah, Vermont, Virginia và Wisconsin.

Các quan chức chính phủ Mỹ lấy thông báo về thỏa thuận dàn xếp trên để kêu gọi thắt chặt quy định quản lý về quyền riêng tư hơn nữa. “Các công ty sẽ tiếp tục thu thập một lượng lớn dữ liệu cá nhân của người dùng cho mục đích quảng cáo và chỉ đưa ra một vài biện phát kiểm soát nếu chúng ta không ban hành quy tắc toàn diện về quyền riêng tư,” Rosenblum cho biết trong thông cáo hôm 14.11. Các tiểu bang như California, Colorado và Virginia đều đã ban hành quy định về quyền riêng tư.

Biên dịch: Minh Tuấn