multi-media / Megastory

Forbes Việt Nam số 109: Ngành y tế sau đại dịch

Các chuyển động của ngành y tế Việt Nam dưới tác động của đại dịch COVID-19.

Trong vòng nửa năm từ khi đại dịch bùng phát lần thứ tư, từ một quốc gia có tỉ lệ tiêm chủng thuộc hàng thấp nhất, Việt Nam trở thành một trong các quốc gia có độ phủ vaccine cao hàng đầu thế giới để tự tin mở cửa khôi phục nền kinh tế. Điều gì đã tạo ra sự thay đổi ngoạn mục này?

Có nhiều lý do. Tại thời khắc tưởng chừng đen tối nhất, chiến lược ngoại giao vaccine của Việt Nam đã tiếp sức cho các nhóm dễ bị tổn thương nhất trong xã hội. Sau đó việc tuyên truyền về dịch bệnh và chiến dịch tiêm chủng vaccine rộng khắp trên toàn quốc, đặc biệt sự hợp tác của người dân đã giúp Việt Nam đi sau nhưng về trước trong mục tiêu phủ vaccine.

Loài người từng không ít lần chao đảo vì đại dịch. Nhưng bằng thiên tính của loài mạnh nhất, con người luôn vượt qua và ngày càng trở nên mạnh hơn nhờ khả năng thích ứng và học hỏi. Chúng ta có thể rút ra điều gì sau đại dịch? Đó là sức mạnh của y tế dự phòng (tuyên truyền, tiêm chủng, ngăn ngừa dịch bệnh bùng phát) khi hệ thống điều trị chữa trị (bệnh viện, nhân lực y tế, dược phẩm) hiện tại chỉ có khả năng đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu xã hội trong các cuộc khủng hoảng lớn về y tế như COVID-19.

Vì vậy, con số phân bổ 15% chi tiêu y tế cho y tế dự phòng hiện nay là bất đối xứng so với con số 85% dành cho điều trị. Bởi lẽ, 1 đồng đầu tư cho phòng bệnh có thể hiệu quả tương đương 10 đồng cho điều trị. Đại dịch mang đến những rủi ro nhưng cũng là cơ hội để y tế Việt Nam phân bổ lại nguồn lực, đổi mới cách thức chăm sóc sức khỏe xã hội một cách hiệu quả, ứng phó tốt hơn với những cuộc khủng hoảng y tế có thể xuất hiện trong tương lai.

Số báo 109: Ngành y tế sau đại dịch
Tạp chí Forbes Việt Nam số 109: Ngành y tế sau đại dịch

NHỮNG NỘI DUNG NỔI BẬT

Dưới tác động của đại dịch COVID-19, dịch vụ chăm sóc sức khỏe và sản xuất dược phẩm tại Việt Nam thay đổi.

Trường đại học y của nhà quản lý

Sau khi chấm dứt vai trò tại Hoàn Mỹ, chuỗi bệnh viện tư lớn nhất Việt Nam, hơn 10 năm qua bác sĩ Nguyễn Hữu Tùng làm gì? Câu trả lời cho những ai quan tâm: Xây dựng hệ thống bệnh viện Tâm Trí và trường đại học Phan Châu Trinh với ước vọng gieo những mầm xanh vào nhân sự ngành y tế.
– Giang Thanh

Hai chấm tròn màu tím


Trong chiến lược mới của tập đoàn mẹ, Sanofi Việt Nam củng cố cơ sở sản xuất tại Việt Nam, biến ba nhà máy thành bàn đạp sản xuất sản phẩm phục vụ cho nhu cầu tại chỗ và hướng ra thị trường xuất khẩu.
– Trọng Nam

số báo 109: Ngành y tế sau đại dịch

“Điểm vàng”cứu đột quỵ


Tập trung vào điều trị đột quỵ và tim mạch, bệnh viện quốc tế Đa khoa S.I.S Cần Thơ đã cứu chữa được hàng ngàn ca bệnh mỗi năm.
– Minh Tâm


Hai mũi giáp công


Hai nhánh chẩn đoán và dược phẩm của Roche Việt Nam tuy hạch toán độc lập nhưng liên kết chặt chẽ về sản phẩm dịch vụ, tận dụng được vị thế của thương hiệu dược phẩm
hàng đầu thế giới trong chẩn đoán và điều trị nhóm bệnh ung thư.
– Trọng Nam



y tế

Bước tiến từ nhãn khoa


Từ nền tảng chuỗi bệnh viện chuyên khoa mắt ngoài công lập lớn nhất Việt Nam – bệnh viện Mắt Sài Gòn, tập đoàn Y khoa Sài Gòn (Medical Saigon Group-MSG) đặt tham vọng phát triển chuỗi bệnh viện đa khoa với vị thế tương tự.
Tuyết Ân



Chế tác nụ cười


Việt Tiên, doanh nghiệp 18 năm tuổi có đội ngũ hơn 1.000 kỹ thuật viên, chế tác khoảng một triệu chiếc răng sứ cung cấp cho hàng ngàn phòng nha trên toàn cầu.
– Tạ Hồng Phúc



Bác sĩ triệu bệnh nhân


Điều kiện cách ly xã hội và thông tin thật giả trong đại dịch COVID-19 đã khiến bác sĩ, những người vốn kín tiếng trên mạng xã hội trở thành các KOL khi người dùng mạng xã hội tìm kiếm sự chính xác trong thông tin y tế.
– Tạ Hồng Phúc


Giải mã Gene Việt


Giải mã gen là một trong những bước đột phá của nền y học hiện đại, với các tính năng ưu việt hỗ trợ chẩn đoán và điều trị bệnh. Tại Việt Nam Gene Solutions trở thành đơn vị dẫn đầu thị phần xét nghiệm di truyền nội địa.
– Trọng Nam



Điểm chạm màu cam


Thay đổi mới nhất của chuỗi bán lẻ Guardian: đại chúng hóa thương hiệu và xây dựng môi trường mua sắm đa kênh để giữ vững vị thế chuỗi cửa hàng chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp số 1 tại Việt Nam.
– Tuyết Ân


DANH SÁCH FORBES


Danh sách giàu nhất Philippines


Nền kinh tế Philippines tăng trưởng 8,3% trong quý đầu năm 2022, khi nhu cầu trong nước bắt đầu phục hồi sau đại dịch. Tuy nhiên, tổng tài sản của 50 người giàu nhất nước này giảm xuống còn 72 tỉ đô la Mỹ từ 79 tỉ đô la Mỹ trong năm ngoái.

The Cloud 100


Thị trường đại chúng trải qua giai đoạn đầy biến động, nhưng ba công ty từ năm ngoái vẫn duy trì vị trí đứng đầu Cloud 100, bảng xếp hạng thường niên của chúng tôi về các công ty tư nhân tốt nhất và sáng giá nhất trên nền tảng đám mây. 11 doanh nghiệp trong danh sách năm 2021 đã niêm yết đều giao dịch thấp hơn nhiều so với giá IPO của họ. Tổng cộng, 13 công ty từ năm ngoái bị loại khỏi danh sách.

Những công ty khởi nghiệp tỉ đô tiếp theo


Năm thứ tám liên tiếp, Forbes hợp tác với TrueBridge Capital tìm kiếm 25 công ty khởi nghiệp nhận vốn đầu tư mạo hiểm tại Hoa Kỳ có nhiều khả năng trở thành kỳ lân nhất. Danh sách này bao gồm những thành viên rất xuất sắc: Trong số 175 công ty lọt vào danh sách này những năm qua, có 116 công ty trở thành kỳ lân; 22 công ty khác được mua lại, và chín công ty lên sàn chứng khoán trước khi thành công.


Đón đọc những bài viết không thể bỏ qua trên Tạp chí Forbes Việt Nam số 109