Báo cáo mới nhất của Fitch Solutions dự báo châu Á mới nổi vẫn là thị trường tăng trưởng mạnh và nhanh nhất toàn cầu với mức tăng 7,8%.
Báo cáo mới nhất của Fitch Solutions cho biết châu Á vẫn là thị trường tăng trưởng mạnh và nhanh nhất toàn cầu với mức tăng 7,8%. Lực đẩy chủ yếu của khu vực đến từ triển vọng tăng trưởng GDP 8,5% ở Trung Quốc và 9% của Ấn Độ.
Đơn vị nghiên cứu này đã phải hạ mức dự báo GDP quý 2.2021 nhiều quốc gia trong khu vực, trong đó có cả Việt Nam. Nước ghi nhận thay đổi dữ liệu dự báo nhiều nhất là Malaysia, với mức tăng trưởng GDP từ 4,9% nay còn 0% vì khủng hoảng chính trị đang xảy ra sẽ hạn chế sự hỗ trợ của chính phủ với nền kinh tế.
Cơ quan nghiên cứu này cũng cảnh báo rủi ro đang gia tăng vì sự xuất hiện của biến chủng Delta, khiến nhiều nơi phải áp dụng các biện pháp đóng cửa và trì hoãn mở cửa biên giới.
Theo dữ liệu cập nhật đến tháng 8.2021 của Hội đồng Du lịch Thế giới của Liên Hợp Quốc, châu Á là khu vực có chính sách hạn chế di chuyển cao nhất, đồng thời tỷ lệ biên giới bị đóng cửa nơi đây cũng đang ở mức cao 70%, so với 13% ở châu Âu và 20% ở châu Mỹ.
Bên cạnh đó, khu vực châu Á cũng đang ghi nhận tốc độ tiêm chủng chậm, khiến ảnh hưởng tiêu cực của dịch COVID-19 sẽ ngày một thấm sâu. Trong khi nhiều quốc gia châu Âu đã đạt tỷ lệ tiêm chủng 70%, nước duy nhất đạt được tỷ lệ này tại châu Á là Singapore (76,2%). “Rủi ro bùng phát dịch vẫn còn đó và triển vọng mở cửa thị trường năm nay vẫn còn xa vời,” Fitch Solutions nhận định.
Tăng trưởng GDP của châu Á mới nổi năm 2022 dự kiến sẽ hạ xuống 5,7%, thấp hơn mức trung bình 6,4% khu vực ghi nhận trong suốt thập niên qua. Ấn Độ sẽ có tốc độ tăng trưởng dẫn đầu, đạt 7,2%, trong khi Trung Quốc chậm lại còn 5,4% vì đã lấy đà tăng mạnh mẽ trong quý 1.2021. Không có gì đảm bảo các nước sẽ mở cửa biên giới, và hầu hết quốc gia sẽ bắt đầu nới lỏng hạn chế đi lại từ năm 2022, khi tỷ lệ tiêm chủng được cải thiện.
3 năm trước
Vốn FDI vào Việt Nam giảm tháng thứ 3 liên tiếp3 năm trước
Ba kịch bản tăng trưởng kinh tế TPHCM 20213 năm trước
Làn sóng doanh nhân mới thời COVID-19