Sau khi báo cáo kết quả tài chính, công ty edtech Byju ghi nhận khoản lỗ tăng mạnh từ 3,1 tỉ rupee lên 45,6 tỉ rupee từ quá trình mở rộng quy mô.
Sau nhiều tháng trì hoãn, Byju, doanh nghiệp công nghệ giáo dục (edtech) khổng lồ do doanh nhân Byju Raveendran đồng sáng lập, đã báo cáo kết quả tài chính cho năm tài khóa kết thúc vào tháng 3.2021.
Trong báo cáo, Byju – kỳ lân có giá trị nhất Ấn Độ – ghi nhận khoản lỗ tăng từ 3,1 tỉ rupee (38,8 triệu USD) năm 2021 lên 45,6 tỉ rupee (573 triệu USD), khi chi phí hoạt động tăng gấp đôi.
Trong cùng kỳ, doanh thu giảm 3% xuống còn 24,3 tỉ rupee (304 triệu USD). Sau khi báo cáo đưa ra việc chậm công bố kết quả tài chính do có sự khác biệt với nhân viên kiểm toán, Byju có trụ sở tại Bangalore đã tạm hoãn ghi nhận gần 40% doanh thu theo giấy báo kiểm tra từ các chuyên viên kiểm toán của công ty.
“Một điều chắc chắn là Byju cần phải có động thái khắc phục trên nhiều mặt. Nhưng theo nguyên tắc ghi nhận doanh thu, việc một doanh nhân và nhân viên kiểm toán có sự khác nhau về cách thức doanh thu được ghi nhận không phải điều hiếm thấy,” K. Ganesh, doanh nhân khởi nghiệp liên tục, nhận định.
Trong khi tốc độ tăng trưởng có sức bật từ nhu cầu dành cho giáo dục từ xa tăng cao, đặc biệt vào thời điểm diễn ra đại dịch COVID-19, Byju cũng đang nhanh chóng mở rộng quy mô thông qua các thương vụ mua lại, khi đã thâu tóm 15 công ty ở Ấn Độ, châu Á và Mỹ trong 6 năm qua.
Kể từ năm 2021, Byju đã đầu tư 2,6 tỉ USD để thực hiện các thương vụ mua lại, bao gồm 950 triệu USD vào công ty luyện thi Aakash Educational Services (Ấn Độ) và Great Learning của Singapore với mức giá 600 triệu USD. “Các thương vụ thâu tóm của Byju ở khắp lĩnh vực giáo dục ghi nhận mức tăng trưởng ổn định trong hơn một năm qua, với Aakash (luyện thi) và Great Learning (giáo dục bậc cao) đã tăng gấp đôi doanh thu sau khi được mua lại,” công ty cho biết trong thông cáo báo chí.
Tuy đối mặt với ngày càng nhiều chỉ trích vì liên tục thực hiện các thương vụ thâu tóm, song Divya Gokulnath – điều hành công ty với chồng, đồng sáng lập và CEO Byju Raveendran – cho biết Byju tỏ ra thận trọng trong việc đầu tư. “Chúng tôi đầu tư không chỉ vì lợi nhuận,” Divya Gokulnath chia sẻ trong bài phỏng vấn đăng trên Forbes Asia vào tháng 6.2022.
Trước đó, Byju’ đã nhanh chóng đưa ra lời đề nghị mua lại 2U niêm yết trên sàn Nasdaq và định giá công ty xấp xỉ 2 tỉ USD, cao gấp ba lần so với giá trị vốn hóa thị trường hiện nay 600 triệu USD. Song song đó, Byju có kế hoạch tăng trưởng tự nhiên với mục tiêu mở rộng quy mô tại Ấn Độ, từ việc tăng các trung tâm dạy thêm từ hơn 200 lên 500 điểm vào cuối năm 2022, cũng như nâng gấp đôi số lượng giáo viên lên 20.000 người.
Raveendran từng mở các lớp luyện thi trước khi cùng vợ Divya Gokulnath thành lập Think & Learn – công ty mẹ của Byju vào năm 2011 và ứng dụng dạy thêm đặt theo tên anh. Theo bảng xếp hạng Tỉ phú theo thời gian thực của Forbes, vợ chồng nhà sáng lập sở hữu khối tài sản ròng 3,5 tỉ USD, dựa trên vòng huy động vốn gần nhất định giá công ty ở mức 23 tỉ USD vào tháng 3.2022.
Trong vòng gọi vốn trên, Byju đã huy động 843 triệu USD, bao gồm gần 400 triệu USD từ chính Raveendran. Đến nay, Byju vẫn chưa nhận được khoản cam kết tài chính 150 triệu USD từ một nhà đầu tư. Công ty đã thu hút nhiều nhà đầu tư như nhà sáng lập Facebook (Meta) Mark Zuckerberg, Tencent của Trung Quốc và công ty về vốn sở hữu tư nhân Mỹ General Atlantic.
Xem thêm: Ứng dụng giáo dục Byju’ định mua lại U2 với giá 2 tỉ USD
Theo forbes.baovanhoa.vn (https://forbes.baovanhoa.vn/cong-ty-edtech-byj-thua-lo-nang-khi-mo-rong-quy-mo)
1 năm trước
1 tháng trước
10 tháng trước
Cổ đông của Byju’s thông qua báo cáo kinh doanh năm 2022