Byju’s cân nhắc phát hành cổ phiếu ưu đãi cho các nhà đầu tư hiện tại và định giá công ty ở mức 2 tỉ USD, thấp hơn nhiều so với mức đỉnh 22 tỉ USD.
Công ty công nghệ giáo dục (Edtech) Ấn Độ Byju’s được cho là đang cân nhắc phát hành cổ phiếu ưu đãi cho các nhà đầu tư hiện tại để huy động tài chính, định giá công ty ở mức 2 tỉ USD.
Tuy thấp hơn đến 90% so với vốn hóa thị trường cao nhất 22 tỉ USD mà công ty từng đạt được vào tháng 7.2022, Byju’s vẫn xem đó là hướng đi đúng đắn.
Vào đầu tháng 1 này, công ty đầu tư đa quốc gia Mỹ BlackRock đã hạ mức định giá dành cho Byju’s xuống còn 1 tỉ USD. Trước đó, hồi tháng 11.2023, nhà đầu tư Prosus có trụ sở tại Hà Lan giảm giá trị của Byju’s xuống dưới 3 tỉ USD.
Khó khăn của Byju tác động đến giá trị tài sản của nhà sáng lập Byju Raveendran. Từng chạm ngưỡng 3,6 tỉ USD, khối tài sản của Byju Raveendran đến nay đã giảm mạnh sau khi vốn hóa thị trường của doanh nghiệp Ấn Độ lao dốc. Theo ước tính của Forbes, khối tài sản của Byju Raveendran đã giảm rất sâu sau khi thống kê lại khoản tiền doanh nhân này vay để đầu tư cho Byju’s khi các nhà đầu tư rời đi.
Hồi tháng 12.2023, Byju Raveendran đã thế chấp căn biệt thự đang xây và ngôi nhà của gia đình với giá trị 1 tỉ rupee (12 triệu USD) để trả lương cho nhân viên.
Vào đầu tuần này, Byju’s đã báo cáo kết quả kinh doanh cho năm tài khóa tính đến hết tháng 3.2022 cho bộ Ngoại vụ Ấn Độ, cơ quan quản lý các doanh nghiệp nước này. Công ty đã trì hoãn việc báo cáo kết quả trong thời gian dài. Trong đó, doanh thu tăng gấp đôi lên gần 700 triệu USD nhưng khoản lỗ tăng 81% lên hơn 1 tỉ USD.
Phần lớn doanh thu của Byju’s đến từ công ty con cung cấp dịch vụ luyện thi Aakash Educational Services, nền tảng về chương trình giáo dục Great Learning. Đây là hai công ty được Byju’s mua lại trong giai đoạn kinh doanh tốt nhất.
Hai công ty con khác chiếm 45% khoản lỗ của Byju’s là White Hat Jr (lập trình) và Osmo (phát triển game lĩnh vực giáo dục).
Trước đó, Byju’s đối mặt với khó khăn từ việc Deloitte Haskins & Sells (Deloitte) dừng vai trò kiểm toán, cũng như ba cổ động đại diện cho nhóm nhà đầu tư gồm Peak XV, Partners, Prosus và Chan Zuckerberg Initiative đồng loạt rời đi.
“Thực sự đáng tiếc khi chứng kiến Byju’s chịu thiệt hại nặng nề, vốn hóa thị trường chỉ còn một tỉ đô. Đây là bài học cho những doanh nhân khác. Dù vậy, Byju’s vẫn có thể đảo ngược tình thế và công ty cần người có khả năng lãnh đạo tốt để làm điều đó,” Ganesh Natarajan, chủ tịch của công ty tư vấn và đầu tư công nghệ 5F World, cho biết.
Tuy nhiên, trước khi tìm cách để cải thiện tình hình kinh doanh, Byju’s cần đứng vững khi đối diện với những vấn đề pháp lý. Hiện tại, công ty đang bị các chủ nợ ở New York đệ đơn kiện cho khoản vay 1,2 tỉ USD.
Byju’s còn vướng vào cáo buộc không chi trả các khoản tài trợ thể thao từ ban kiểm soát Cricket Ấn Độ (BCCI) và nằm trong diện điều tra của cơ quan chống tội phạm kinh tế Ấn Độ.
Phản hồi về các rắc rối pháp lý, Byju’s cho biết sẽ tiếp tục tuân thủ những quy định theo đạo luật quản lý ngoại hối của Ấn Độ (FEMA). Điều này đã được xác nhận thông qua quá trình thẩm định do các công ty luật có tiếng thực hiện.
Đơn vị kiểm toán mới, MSKA & Associates, cũng đã thông báo không tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào cho thấy Byju’s gian lận tài chính.
Theo forbes.baovanhoa.vn (https://forbes.baovanhoa.vn/cong-ty-edtech-an-do-byjus-huy-dong-tai-chinh)
10 tháng trước
Cổ đông của Byju’s thông qua báo cáo kinh doanh năm 20222 năm trước
Nhà sáng lập Byju Raveenderan “tất tay vào Byju”4 tháng trước
Athletic Brewing huy động 50 triệu USD vốn đầu tư