Bed Bath & Beyond sẽ đệ đơn xin bảo hộ phá sản trong nhiều tuần tới khi tập đoàn bán lẻ này gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh.
Bed Bath & Beyond được đưa tin sẽ đệ đơn xin bảo hộ phá sản trong thời gian tới khi tập đoàn này đang phải đối mặt với tình hình khó khăn của nền kinh tế, ảnh hưởng đến kế hoạch cải thiện hoạt động kinh doanh. Điều này khiến giá cổ phiếu Bed Bath & Beyond tiếp tục lao dốc, khi giảm gấp ba lần giữa bối cảnh biến động của cổ phiếu ngành bán lẻ từ thời điểm bùng phát dịch COVID-19.
Trích dẫn từ nguồn tin thân cận, Wall Street Journal trưa ngày 5.1 đưa tin, Bed Bath & Beyond đang trong những giai đoạn đầu chuẩn bị đơn xin bảo hộ phá sản theo chương 11 trong Luật Phá Sản Hoa Kỳ và có thể gửi đi trong nhiều tuần tới. Song tờ báo này lưu ý việc đệ đơn phá sản vẫn chưa chắc chắn.
Tin tức trên xuất hiện sau khi giá cổ phiếu của Bed Bath & Beyond hạ gần 30% xuống còn 1,69 USD/cổ phiếu trong phiên giao dịch hôm 5.1, tiếp tục giảm sâu trong gần 30 năm qua, sau khi công ty đưa ra cảnh báo rằng khoản lỗ liên tục tăng trong quý 4.2022 do xuất hiện “những nghi ngờ về khả năng duy trì hoạt động.”
Bed Bath & Beyond dự báo doanh số bán hàng trong quý 1.2023 dưới 1.3 tỉ USD, giảm 13% do lưu lượng khách hàng thấp và hạ tỷ lệ hàng tồn kho. Công ty cũng cho biết sẽ xem xét tất cả các giải pháp gồm tái cấu trúc, tái cơ cấu nợ, bán bớt tài sản và đệ đơn xin bảo hộ phá sản. Song, Bed Bath & Beyond tỏ ra thận trọng khi cho rằng “những giải pháp này có thể không mang lại hiệu quả”, với dự báo thua lỗ khoảng 385,8 triệu USD trong báo cáo thu nhập tiếp theo.
Trong thông cáo báo chí, Sue Gove – giám đốc điều hành (CEO) của Bed Bath & Beyond – đưa ra lý do “hàng tồn kho giảm và những khó khăn về kinh tế”, bao gồm giới hạn cấp tín dụng giảm xuống khiến công ty không thể nhập thêm hàng hóa, dẫn đến kết quả kinh doanh dưới kỳ vọng.
Bed Bath & Beyond là một trong những nhà bán lẻ truyền thống tệ nhất nước Mỹ trong một thập kỷ qua, khi công ty này gặp khó khăn để phát triển nền tảng số vững chắc trong bối cảnh khách hàng chuyển hướng sang mua sắm trực tuyến. Vào đầu năm 2021, giá cổ phiếu của công ty bắt đầu tăng lên, có thời điểm tăng hơn ba lần khi các nhà giao dịch cá nhân đầu tư vào nhóm cổ phiếu sẽ giảm giá trị.
Xu hướng này hạ nhiệt nhưng nổi lên trở lại khi tỉ phú Ryan Cohen, từng đưa ra lời đề nghị thâu tóm thương hiệu bán lẻ khác là GameStop nhưng không thành công, hé lộ khoản đầu tư 120 triệu USD vào Bed Bath & Beyond. Nhưng điều này cũng chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn, khi Ryan Cohen thoái vốn toàn bộ cổ phiếu trong tập đoàn bán lẻ này vào tháng 8.2022.
Điều này khiến giá cổ phiếu của Bed Bath & Beyond bốc hơi 95% từ khoảng 35 USD/cổ phiếu ghi nhận vào tháng 1.2021. Bed Bath & Beyond từng giao dịch cổ phiếu ở mức cao kỷ lục hơn 80 USD/cổ phiếu trong giai đoạn hoàng kim của tập đoàn bán lẻ này vào năm 2014. Còn cổ phiếu meme của GameStop giảm khoảng 80% từ mức đỉnh cách đây gần hai năm trước.
2 năm trước
Giá cổ phiếu Bed Bath & Beyond giảm hơn 40%1 năm trước
Vice Media Group đệ đơn xin bảo hộ phá sản