Tàu thăm dò mặt trời Parker của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) lần đầu tiên bay xuyên qua bầu khí quyển của mặt trời.
Lần đầu tiên con tàu vào được tầng thượng khí quyển mặt trời, được gọi là vành nhật hoa (corona) để phân tích hạt năng lượng và từ trường. Tàu đã được phóng vào vũ trụ từ ngày 28.4 nhưng đến nay dữ liệu mới được công bố vì phải mất nhiều tháng để nhận và xác minh.
Cũng giống như việc hạ cánh trên mặt trăng cho phép các nhà khoa học hiểu được quá trình hình thành, NASA cho biết sự kiện tàu thăm dò Parker chạm được mặt trời sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về lịch sử hình thành của mặt trời và ảnh hưởng của nó lên hệ mặt trời.
Tàu thăm dò mặt trời Parker Solar Probe cũng giúp các nhà khoa học hiểu hơn về cấu trúc từ trường ngoằn ngoèo đầy bí ẩn mà tàu đã từng tìm thấy trên bề mặt mặt trời.
Nhà khoa học của dự án Nour Raouafi nói với hãng thông tấn Mỹ Associated Press vành nhật hoa có vẻ có nhiều bụi hơn dự kiến.
Từ trường mạnh của mặt trời và nhiệt độ bề mặt 9.941 độ khiến tàu thăm dò Parker khó chạm vào mặt trời. NASA đã bắt đầu phóng tàu Parker vào năm 2018 để tìm hiểu sâu hơn về ngôi sao này.
Di chuyển với vận tốc lên tới 692.017 km/giờ, tàu Parker Solar Probe được tính toán tiếp cận sâu hơn vào bầu khí quyển của Mặt trời khoảng 6,5 triệu km. Kỷ lục 42,73 triệu km trước đó thuộc về tàu vũ trụ Helios 2 do Mỹ – Đức hợp tác sản xuất và phóng lên vào năm 1976.
Trong khi tàu vũ trụ Pioneer 10 và 11 mang các mảng nhôm khắc lời chúc từ nhân loại thì tàu Parker Solar Probe lại mang theo một thẻ nhớ chứa 1,1 triệu tên do công chúng gửi đến.
Mang tên của nhà vật lý thiên văn Eugene Parker, người đã đưa ra lý thuyết về sự tồn tại của gió mặt trời, tàu Parker là con tàu vũ trụ đầu tiên của NASA được đặt theo tên người.
Tàu thăm dò Parker Solar Probe dự kiến sẽ thực hiện 25 vòng quỹ đạo bay quanh mặt trời đến năm 2025.
Biên dịch: Gia Nhi
5 tháng trước
SpaceX được định giá hơn 200 tỉ USD