Sáng tạo

Siêu kính thiên văn James Webb đến đích thành công sau chặng đường 1,6 triệu km

Share
this:

Kính thiên văn James Webb (JWST) đã tới đích đến cuối cùng, sau khi di chuyển chặng đường dài 1,6 triệu km bên ngoài không gian.

Trưa 24.1, kính thiên văn không gian James Webb (JWST) đã tới đích đến cuối cùng sau khi di chuyển chặng đường dài 1,6 triệu km bên ngoài không gian. NASA cho biết đây là nơi kính thiên văn sẽ thu thập dữ liệu và ghi lại những hình ảnh đầu tiên về dải ngân hà và ngôi sao để khám phá “bí ẩn của vũ trụ.”

Vào ngày 24.1, kính thiên văn đã được điều chỉnh lộ trình cuối để di chuyển James Webb tới nơi dừng chân mới trên quỹ đạo quay quanh điểm Lagrange 2 (L2), điểm cân bằng trọng lực cách trái đất hàng triệu km.

Điểm dừng chân mới của kính thiên văn được chọn do nằm giữa lực hấp dẫn của trái đất và mặt trời, tạo ra sự cân bằng cho James Webb giữ yên trong quỹ đạo với mức nhiên liệu tối thiểu.

Bản thiết kế của kính thiên văn James Webb. Ảnh: Nasa Gsfc/Cil/Adriana Manrique Gutierrez

Tấm chắn nắng mới sẽ che phủ kính thiên văn James Webb và giúp quan sát một nửa bầu trời phục vụ việc nghiên cứu, theo NASA.

Với việc sử dụng công nghệ tia hồng ngoại, James Webb cần phải được giữ lạnh để có thể đo mức nhiệt, cho phép kính thiên văn này giúp các nhà khoa học sự hiểu biết về các thành phần của vũ trụ, có cấu tạo từ bụi và loại khí chưa từng được ghi nhận trước đây.

Theo NASA, kính thiên văn James Webb được thiết kế để hoạt động trong ít nhất 5 năm rưỡi, nhưng cũng có thể kéo dài đến một thập kỷ.

“James Webb, chào mừng trở về nhà. Chúng ta đang tiến gần hơn trong việc khám phá bí ẩn của vũ trụ.” Bill Nelson, tổng giám đốc của NASA cho biết trong thông cáo.

Những hình ảnh đầu tiên từ kính thiên văn James Webb dự kiến sẽ được gửi về trái đất vào mùa hè năm 2022. Trong vòng 5 tháng tiếp theo, các thành phần của kính thiên văn này sẽ được hiệu chỉnh.

Chi phí cho James Webb dự kiến là 10 tỉ USD trong hơn 25 năm. James Webb là kính thiên văn lớn, phức tạp và mạnh mẽ nhất từng được chế tạo, theo Northrop Grumman, công ty về hàng không vũ trụ và quốc phòng hợp tác với NASA cho dự án này, cùng với cơ quan vũ trụ Châu Âu (ESA) và cơ quan vũ trụ Canada (CSA).

Vào ngày 25.1, kính thiên văn được phóng lên vũ trụ bên trong tên lửa Ariane 5 từ Guiana, Pháp. Trong hơn một vài tuần đầu tiên ngoài không gian, James Webb đã được tách vào vị trí hiện tại.

Biên dịch: Minh Tuấn

Theo forbes.baovanhoa.vn (https://forbes.baovanhoa.vn/sieu-kinh-thien-van-james-webb-den-dich-thanh-cong-sau-chang-duong-16-trieu-km)