Theo nghiên cứu từ Nature, phụ nữ nằm trong nhóm có nguy cơ mắc hội chứng COVID-19 kéo dài hơn, cùng với người cao tuổi và người da trắng.
Theo nghiên cứu mới được nhật báo Nature của Anh công bố hôm 28.6, phụ nữ, người lớn tuổi, người da trắng và những ai xuất hiện dấu hiệu về sức khỏe từ trước có nguy cơ mắc hội chứng COVID-19 kéo dài cao hơn, khi nhiều nghiên cứu làm rõ hội chứng COVID-19 kéo dài ảnh hưởng như thế nào đến quá trình phục hồi trong thời gian dài.
Theo nghiên cứu trên 6.907 người tự khai báo mắc COVID-19 và 1,1 triệu người chẩn đoán COVID-19 ghi nhận trong sổ sức khỏe điện tử được tổng hợp vào mùa xuân năm 2021 phát hiện, 7,8-17% nhiễm COVID-19 mắc các di chứng hậu COVID kéo dài lâu hơn 12 tuần, gồm 1,2-4,8% với “những triệu chứng làm suy nhược cơ thể.”
Hội chứng COVID-19 kéo dài được định nghĩa như “nhiều vấn đề về sức khỏe có thể kéo dài trong nhiều tuần, nhiều tháng hoặc nhiều năm,” theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC).
Các triệu chứng bao gồm mệt mỏi, vấn đề về trí lực, hụt hơi, rối loạn hoặc mất khứu giác và vị giác.
Qua dữ liệu chăm sóc sức khỏe ban đầu từ OpenSAFELY, các nhà nghiên cứu ghi nhận gần 2/3 phụ nữ có khả năng mắc hội chứng COVID-19 kéo dài (457,9 người trên 100.000 dân) hơn nam giới (312,3 người).
Số người da trắng tham gia trả lời cho thấy họ có khả năng mắc hội chứng COVID-19 kéo dài cao nhất, với 414,9 trường hợp trên 100.000 dân. Theo sau là những người được xác định đa sắc tộc (390,5 người), người Nam Á (305,3 người), người da màu (281,2 người) và người từ sắc tộc khác trong nghiên cứu (319,8 người).
Sức khỏe tinh thần cũng đóng vai trò quan trọng, với trung bình 614,6 trương hợp mắc hội chứng COVID-19 kéo dài bị rối loạn tâm thần ít nhất một lần, cao hơn 330,7 người không gặp phải vấn đề này.
Nghiên cứu được đưa ra chỉ một tuần, sau khi báo báo từ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hà Lan (DCDC) ghi nhận 50% số người tham gia trả lời cho thấy một hoặc nhiều triệu chứng sau khi nhiễm bệnh được ba tháng. Nghiên cứu này cũng phát hiện không có sự khác biệt trong hội chứng COVID-19 kéo dài, ngoại trừ những người mất khứu giác và vị giác, giữa người dưới 65 tuổi đã tiêm hoặc chưa tiêm ngừa vaccine.
Vào tháng 5.2022, CDC phát hiện 1 trong 5 người mắc COVID-19 có thể xuất hiện hội chứng COVID-19 kéo dài, mặc dù nghiên cứu từ Đại học Y dược Washington (WUSM) trên 13 triệu cựu binh sĩ ghi nhận có thể giảm 15% nguy cơ từ việc tiêm ngừa. Dữ liệu của Cơ quan Thống kê Vương Quốc Anh (ONS) phát hiện tương tự về nguy cơ mắc hội chứng COVID-19 kéo dài giảm 13% sau khi tiêm một mũi vaccine.
Biên dịch: Minh Tuấn
Theo forbes.baovanhoa.vn (https://forbes.baovanhoa.vn/phu-nu-co-nguy-co-mac-hoi-chung-covid-19-keo-dai-cao-hon)
1 năm trước
2 năm trước
FDA phê duyệt xét nghiệm COVID-19 bằng hơi thở3 năm trước
Các sáng kiến công nghệ đáng chú ý mùa đại dịch