Bất chấp dịch bệnh COVID-19, chứng khoán là lĩnh vực tăng trưởng mạnh trong năm 2021. Quỹ đầu tư Dynam Capital và công ty nghiên cứu thị trường Indochina Research vừa công bố một kết quả khảo sát về nhà đầu tư chứng khoán với nhiều lát cát cắt thú vị trong 425 người tham gia khảo sát với 193 câu trả lời thỏa mãn điều kiện.
Theo đó, 53% nhà đầu tư chứng khoán được khảo sát là nhân viên văn phòng đã tìm đến chứng khoán để kiếm thêm nguồn thu nhập phụ trong bối cảnh đại dịch COVID-19 bùng phát khi họ làm việc ở nhà. Theo khảo sát, các nhà đầu tư này bỏ ra trung bình khoảng 18.000 USD, tương đương hơn 400 triệu đồng vào tài khoản đầu tư chứng khoán. Hầu hết trong số họ cho biết thuộc nhóm thu nhập trung bình cao.
Một nửa số người được hỏi cho biết đã tham gia thị trường chứng khoán ít hơn một năm. Dù chưa am hiểu nhiều về thị trường, các nhà đầu tư mới (F0) thích đầu tư lướt sóng và kỳ vọng lợi tức thấp hơn các nhà đầu tư kinh nghiệm.
79% câu trả lời cho hay họ đầu tư có lãi trong năm qua. Chỉ 7% thua lỗ và 15% đang hòa vốn. Ngoài ra, hơn một nửa tự tin rằng thị trường chứng khoán sẽ còn tiếp tục tăng trưởng hơn 5% từ bây giờ tới cuối năm dù COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp
Trong khi 6/10 nhà đầu tư tìm đến chứng khoán như nguồn thu nhập phụ thì chỉ số ít xem đầu tư chứng khoán là kế hoạch đầu tư dài hạn hoặc chuẩn bị cho nghỉ hưu.
Kết quả khảo sát cũng chỉ rõ cách các nhà đầu tư chứng khoán phân bổ khoản đầu tư của họ với 35% dành hơn một nửa tiền đầu tư vào cổ phiếu. Họ kiểm tra chỉ số thị trường chứng khoán nhiều lần trong ngày (84%) và 54% giao dịch ít nhất một lần mỗi tuần, hầu hết thực hiện qua các ứng dụng trực tuyến.
Ngoại trừ cổ phiếu thì những người được khảo sát còn cho biết họ cũng gửi tiết kiệm ngân hàng, đầu tư bất động sản và các sản phẩm bảo hiểm. Một điểm thú vị là vàng truyền thống chỉ được lựa chọn đầu tư bởi 15% người trả lời, trong khi có 2/10 nhà đầu tư sẽ lựa chọn giao dịch tiền điện tử.
Từ khi đại dịch bùng phát năm ngoái, thị trường chứng khoán Việt Nam tăng trưởng mạnh, giá trị thị trường của các công ty giao dịch đại chúng tăng lên gần 300 tỉ USD vào năm 2021 từ mức 2 tỉ USD vào năm 1996. Số lượng tài khoản giao dịch trong nước tính đến 31.8.2021 đạt 3,57 triệu, trong đó nhà đầu tư cá nhân áp đảo 99%.
Họ cũng chiếm trên 90% tỉ trọng giá trị giao dịch trong tháng 8.2021 đẩy thanh khoản trên thị trường chứng khoán cao thứ hai trong ASEAN. Dù vậy, Việt Nam hiện vẫn chỉ được xếp vào nhóm thị trường cận biên trên thế giới.
Theo forbes.baovanhoa.vn (https://forbes.baovanhoa.vn/nhan-vien-van-phong-tim-den-chung-khoan-de-kiem-them-nguon-thu-nhap-phu-trong-boi-canh-dai-dich-covid-19-bung-phat-khien-ho-o-nha)
2 năm trước
Apple muốn mở rộng sản xuất bên ngoài Trung Quốc3 năm trước
Hãng bay quốc gia làm ăn thế nào trong mùa dịch?