Lối sống

Những xu hướng mắt kính đáng lưu ý hiện nay

Sức hút từ những tác phẩm văn hóa đại chúng và người nổi tiếng giúp mắt kính trở thành xu hướng thời trang của thế giới, với những thiết kế đặc biệt và phá cách.

Share
this:

Trong thời đại mà một người dành ra trung bình 7 giờ đồng hồ để nhìn vào màn hình điện tử (và đang tăng cao hơn), chúng ta đang sống trong nền văn hóa “nhìn”. Do vậy, nhu cầu chăm sóc mắt trở thành xu hướng mới nhất đối với các dịch vụ và mặt hàng xa xỉ. Khi Iggy Pop và Kelly Rowland đều có những ca khúc ăn khách về mắt kính, bạn nhận ra đó sẽ là xu hướng trong nhiều thập kỷ tới. Mắt kính và kính mát rất phố biến và rất đáng lưu ý.

Hãy thử mường tượng xem Mahatma Gandhi hay Malcolm X sẽ như trong như thế nào khi thiếu đi những chiếc mắt kính gắn liền với hình ảnh họ. Nữ doanh nhân và nhà thiết kế người Anh Vivienne Westwood chia sẻ mắt kính là món đồ không thể thiếu trong cuộc sống của bà. Nay, thương hiệu mắt kính mát Aivators đang có tình hình kinh doanh tốt, nhờ vào bom tấn điện ảnh Top Gun: Maverick (Phi công siêu đẳng Maverick) và phong cách đeo kính của tổng thống Joe Biden khi ký quyết định.

Mắt kính đang trở thành xu hướng thời trang toàn cầu. Ảnh: Jeremy Moeller/Getty Images.

Thành công từ Everything Everywhere All At Once (Cuộc chiến đa vũ trụ), tác phẩm có sự góp mặt của Dương Tử Quỳnh, Jamie Lee Curtis và Quan Kế Huy góp phần đưa sản phẩm mắt kính đến các sự kiện thảm đỏ hàng đầu thế giới. Chỉ tính riêng tại Mỹ, Vision Council of America ước tính hơn 60% người trưởng thành thích đeo kính, với quy mô thị trường đạt gần 30 tỉ USD trong năm 2022.

Với người tiêu dùng hướng đến tính bền vững, đây có thể là thử thách để nắm bắt những xu hướng mới khi các nhà sản xuất độc lập thường gặp khó khăn trong việc tiếp cận khán giả từ chiến dịch quảng bá.

Đâu là nhà thiết kế nổi bật và nhân vật hay sản phẩm định vị xu hướng văn hóa? Đâu là nhân tố định hình thị trường thời trang toàn cầu? Với góc nhìn từ ngành công nghiệp thời trang, tôi hướng đến Ariel Resnik – nhà sáng lập của Glassworks. Ariel Resnik là doanh nhân người Áo sinh ra và làm việc tại Tel Aviv trở thành thợ thủ công và sáng tạo mắt kính áp dụng công nghệ cao hàng đầu thế giới. Tôi đã trò chuyện với Olia Kedik, nhà thiết kế phụ kiện thời trang và nhân vật có sức ảnh hưởng trên Instgram làm việc tại Sacramento, California (Mỹ) của OliaModa để nhận lời khuyên về phong cách thiết kế.

Tổng thống Mỹ Joe Biden ưa chuộng đeo các mẫu kính râm, biểu tượng cho phong cách cá nhân của ông. Ảnh: Getty Images.

Yếu tố cao cấp quan trọng hơn thương hiệu

Giữa mắt kính và xu hướng thời trang hiện nay có sự khác biệt về yếu tố cao cấp. Trên thế giới, các thương hiệu lớn thường nhập dòng phụ kiện và mỹ phẩm từ bên sản xuất thứ ba.

Thương hiệu mắt kính từ Hong Kong, Rigards sử dụng các vật liệu tự nhiên gồm vân gỗ, sừng, bạc sterling và kim loại trong việc chế tác mắt kính. Ảnh: Courtesy of Glassworks.

“Những người am hiểu về mắt kính rất chú trọng vào sản phẩm làm thủ công, thiết kế chậm và vật liệu mang tính bền vững,” Resnik nhận định. Sự ra đời của dòng mắt kinh cao cấp bắt nguồn từ quan điểm trái ngược với thời trang nhanh về chiến lược tiếp thị không cần thiết và sản xuất hàng loạt. Ví dụ như thương hiệu Rigards từ Hong Kong đã tạo ra những mắt kính với ngôn ngữ thiết kế khác biệt, sử dụng vật liệu tự nhiên gồm vân gỗ, sừng, bạc sterling và kim loại. Toàn bộ những vật liệu này biến tính thẩm mỹ thành vật chất. Qua đó, Rigards đã giành giải thưởng Silmo d’Or, “Oscar” của ngành kính thế giới.

Thương hiệu mắt kính lâu đời của Nhật Bản KameManNen, thành lập vào năm 1917, đã tạo ra những sản phẩm mang tính biểu tượng với quá trình chế tác tỉ mỉ kéo dài trong hàng trăm giờ đồng hồ. Đây là thương hiệu có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong ngành mắt kính tại xứ sở mặt trời mọc. KameManNen là thương hiệu đầu tiên sử dụng thành công vật liệu Titan bền và nhẹ để chế tác mắt kính, cách mạng hóa ngành mắt kính và trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều thế hệ các nhà thiết kế trên toàn thế giới.

Người mẫu nam chụp hình với mẫu kính râm của thương hiệu Delirious. Ảnh: Courtesy of Delirious.

Không áp dụng thuật toán để mang lại trải nghiệm chân thực.

Với xu hướng thời trang xuất hiện trong vũ trụ ảo (metaverse) ghi nhận quy mô tăng trưởng ấn tượng 36% mỗi năm, song nhà bán lẻ mắt kính Warby Parker đang điều chỉnh chiến lược chỉ bán hàng trực tuyến để mở rộng nhiều cửa hàng truyền thống hơn nữa. Mặc dù ngành mắt kính là một trong những lĩnh vực ứng dụng công nghệ sớm nhất, nhưng người tiêu dùng vẫn cảm thấy hứng thú hơn với việc trực tiếp trải nghiệm cặp kính mới và điều chỉnh cho phù hợp theo mong muốn. “Trải nghiệm nhanh không tạo sức hút với tập khách hàng yêu thích dòng mắt kính cao cấp, những ngưới muốn trở thành trung tâm của sự trải nghiệm,” Resnik lưu ý.

Kuboraum và Mykita, hai thương hiệu mắt kính thành lập tại Berlin, Đức cách đây một thập niên trước là những ví dụ điển hình. Tuy khác biệt về phong cách thiết kế, Kuboraum và Mykita có cùng hướng tiếp cận cộng đồng khách hàng thuộc thế hệ millennial để cải thiện sản phẩm theo thời gian.

“Sự kỳ vĩ, vẻ đẹp kỳ quan trên cơ thể, sức mạnh của những chiếc mặt nạ, đa ngôn ngữ”, một trích dẫn từ khái niệm của Kuboraum thú vị như khả năng chế tác thủ công của thương hiệu này. Còn Mykita thể hiện điểm tích cực từ mô hình phụ thuộc lẫn nhau trong sáng tạo, tập trung vào chất lượng công nghệ cao và hình thành “văn hóa của sự tò mò và vui chơi” trong mỗi nghệ nhân cũng như khách hàng.

Mắt kính của thương hiệu Mykita xuất hiện tại sự kiện trình diễn thời trang Hub x NEWEST trong khuôn khổ tuần lễ thời trang Berlin. Ảnh: Getty Images for Newest 2023.

Dành cho mọi giới tính

Dưới góc độ của một thiết bị y tế, mắt kính luôn phù hợp với mọi giới tính. Sau nhiều năm, dòng chảy lịch sử thiết kế mắt kính giúp con người mở rộng tầm hiểu biết về nhân dạng giới. Từ Andy Warhol đến RuPaul, mắt kính đã được xem như món phụ kiện giúp con người thể hiện giới tính trái ngược với khuôn mẫu thông thường. Olia Kedik, nhà thiết kế phụ kiện và trang phục thời trang làm việc tại Sacramento của OliaModa, chia sẻ “Mắt kính là sản phẩm phi giới tính, với những nhà thiết kế suy nghĩ nhiều hơn về vật liệu và sự đổi mới.”

Đơn cử như Yuichi Toyama, nhà thiết kế mắt kính nổi tiếng với những thiết kế nâng tầm vẻ đẹp trên bất kỳ khuôn mặt nào. Nhà thiết kế người Nhật Bản có 5 nguyên tắc chính trong thiết kế: Quan sát, Tư duy, Phác họa, Thực hiện và Phá cách. Với LOOL, thương hiệu mắt kính từ Barcelona, thành phố nổi tiếng với tư tưởng tự do, tự do giới tính và kiến trúc sư lừng danh Antoni Gaudi theo phong cách Tân nghệ thuật, đưa phong cách đô thị và màu sắc của vùng Địa Trung Hải vào những dông mắt kính. Masahiro Maruyama chế tác ra những dòng mắt kính mang nét khác biệt nhưng tiện lợi, khi nắm bắt tư tưởng một cách hoàn hảo.

Chân dung nhà thiết kế thời trang Olia Kedik. Ảnh: Oliamoda.

Mắt kính trước biến đổi khí hậu

Hiện tượng thời tiết cực đoan ngày càng trở nên nghiêm trọng và dấy lên lo ngại về cường độ tia UV cao. “Nhu cầu bảo vệ mắt là ưu tiên mới tại những nơi thường có nhiều nắng như Israel, California hay Brazil. Do vậy, bạn cần nhiều món đồ bảo vệ,” Resnik lưu ý. Thậm chí tại Vòng Bắc Cực cũng ghi nhận nhu cầu dành cho những mắt kính chất lượng cao tăng mạnh. Thị trường mắt kính tại Bắc Âu được dự báo tăng trưởng 4% trong vòng 5 năm tới. Do đó, thương hiệu mắt kính DABRACH đã sớm đón đầu xu hướng này, với cơ sở chế tác đặt tại Piedmont và tạo sức hút từ văn hóa leo núi. TAVAT là ví dụ tiếp theo về thiết kế chú ý đến yếu tố môi trường, với cơ sở nằm tại Dolomites. Sự am hiểu về độ cao và tính thẩm mỹ trong thời trang giúp TAVAT tạo ra mắt kính vô cùng an toàn và hoàn hảo.

Hình chụp một góc bên trong cửa hàng mắt kính của Glassworks tại Tel-Aviv, Israel do kiến trúc sư Alex Niccols thiết kế. Ảnh: Glassworks.

Sự đa dang về góc nhìn

Ý là nơi tạo ra những mẫu mắt kính hiện đại, Nhật Bản với khả năng chế tác lành nghề nổi tiếng đến mức sáng tạo ra cách sửa mắt kính bằng vàng. Sự cạnh tranh của hai quốc gia này đã tạo sức bật cho ngành công nghiệp xa xỉ trong nhiều thập kỷ qua. Tuy vậy, những người tiêu dùng yêu thích sự phiêu lưu đang thay đổi trọng tâm và kéo ngược lại bản đồ.

Các nhà thiết kế đón nhận công nghệ kỹ thuật số và sức ảnh hưởng từ những người nổi tiếng trên toàn thế giới thúc đẩy nhu cầu dành cho mắt kính. Ví dụ như, nhiều thương hiệu mắt kính tại Hàn Quốc hưởng lợi từ làn sóng nhiều người yêu thích phim ảnh (K-drama) và âm nhạc (K-pop) nước này. Tbilisi vẫn là thủ đô thời trang nhờ vào George Keburia và những mẫu kính mắt mèo được gia đình nhà Kardashians, Knowles, Hadids yêu thích.

George Keburia S/S 2023. Ảnh: Courtesy of George Keburia.

Bên ngoài Sao Paulo, những sản phẩm thủ công đầy màu sắc từ LAPIMA đã chiếm trọn trái tim và tôn vinh khuôn mặt của những người yêu thích thời trang tại Nam Mỹ. Thị trường mắt kính toàn cầu được dự báo đạt quy mô 324 tỉ USD vào năm 2030, tăng từ 170 tỉ USD trong năm 2022 tạo ra nhiều thương hiệu mới với những hướng tiếp cận đa văn hóa.

Biên dịch: Minh Tuấn