NASA mất liên lạc với tàu vũ trụ CAPSTONE trong chiều ngày 5.7 sau một tuần rời bệ phóng tại bán đảo Mahia, New Zealand.
Ngày 5.7, cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) mất liên lạc với vệ tinh đang trên đường tiến vào quỹ đạo của mặt trăng- đây là dự án quan trọng cơ quan đang thực hiện để tìm cách đưa phi hành gia quay trở lại mặt trăng sau hơn 5 thập niên. Hiện tại, các nhà khoa học đang tìm cách kết nối lại liên lạc với tàu vũ trụ trị giá gần 33 triệu USD này.
Trong thông cáo ngày 5.7, NASA cho biết vẫn đang tìm nguyên nhân gây ra sự cố trên, nhưng tàu thăm dò vẫn còn đủ nhiên liệu cho “vài ngày”. Trong thời gian đó, cơ quan cố gắng khắc phục sự cố.
Startup Advanced Space ở Colorado, phát triển và vận hành vệ tinh 32,7 triệu USD, lần đầu tiên mất liên lạc với tàu vũ trụ thông qua nền tảng ăng ten vô tuyến có tên Deep Space Network, theo Associated Press.
Vệ tinh có kích thước bằng chiếc lò vi sóng —còn được gọi thử nghiệm công nghệ điều hướng và hoạt động của hệ thống định vị tự trị Cislunar (CAPSTONE) — rời bệ phóng tại New Zealand hồi tuần trước để kiểm tra sự ổn định của một quỹ đạo hình quầng sáng xung quanh mặt trăng. NASA dự kiến vệ tinh sẽ mất khoảng 4 tháng để tiếp cận gần mặt trăng ở khoảng cách khoảng 1,5km.
NASA thực hiện dự án CAPSTONE nhằm tạo ra một tiền đồn trên quỹ đạo cho những sứ mệnh Artemis của NASA để đưa phi hành đoàn quay trở lại mặt trăng vào năm 2025 — khi đó họ sẽ là những người đầu tiên lên mặt trăng kể từ sứ mệnh Apollo đưa những phi hành gia cuối cùng đáp xuống mặt trăng vào năm 1972.
NASA cho biết sứ mệnh này sẽ không chỉ nghiên cứu quỹ đạo của mặt trăng mà còn sẽ tạo ra hàng chục nghìn việc làm, “lần đầu tiên thiết lập sự hiện diện lâu dài của con người trên mặt trăng” và giúp cơ quan này biết được những gì cần thiết để “thiết lập một cộng đồng” trên sao Hỏa.
Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ cho biết sứ mệnh Artemis cũng đặt mục tiêu đưa một phụ nữ và một người da màu đầu tiên lên mặt trăng.
Biên dịch: Gia Nhi
Xem thêm:
Tàu vũ trụ của NASA lần đầu tiên chạm vào mặt trời
Boeing phóng thử nghiệm thành công tàu vũ trụ Starliner
5 tháng trước
Boeing phóng thành công tàu vũ trụ Starliner