Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp mang ngoại tệ về cho đất nước, tác động tích cực đến nhiều lĩnh vực nên xứng đáng ưu tiên phát triển như cách các quốc gia láng giềng đang triển khai
Chín tháng đầu năm 2023, ngành du lịch Việt Nam đón 8,9 triệu du khách quốc tế, vượt xa mục tiêu đặt ra cho cả năm là tám triệu lượt khách. Tuy vậy, con số này cũng mới chỉ bằng 69% của cùng kỳ 2019, thời điểm trước đại dịch. Doanh thu dịch vụ du lịch lữ hành trong chín tháng ước đạt 26,5 ngàn tỉ đồng, tăng gần 48% so với cùng kỳ năm trước nhờ nhu cầu phục hồi sau sau đại dịch và các hoạt động kích cầu du lịch.
Du lịch Việt Nam dù đã có sự phục hồi nhưng các con số tăng trưởng chưa thể lạc quan. Ngành du lịch đạt đỉnh năm 2019, đóng băng trong giai đoạn dịch bệnh, năm 2022 xây mức nền thấp nên con số tăng trưởng so với cùng kỳ không mang nhiều ý nghĩa. Các điểm đến quan trọng với du khách quốc tế như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Quảng Ninh… phục hồi yếu. Thậm chí, Phú Quốc, điểm thu hút du khách quốc tế hàng đầu những năm trước giờ khung cảnh đìu hiu.
Cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, sự đa dạng về văn hóa và ẩm thực là các câu chuyện hấp dẫn sẵn có để Việt Nam có thể giới thiệu đến du khách quốc tế. Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp mang ngoại tệ về cho đất nước, tác động tích cực đến nhiều lĩnh vực nên xứng đáng ưu tiên phát triển.
Các sản phẩm du lịch phát triển bằng sức sự sáng tạo của các doanh nghiệp lữ hành nhưng các vấn đề lớn hơn như quảng bá tiếp thị du lịch lịch Việt Nam ra thế giới, chính sách nhập cảnh, cải tạo hạ tầng giao thông… cần đến bàn tay điều phối của Chính phủ.
Forbes Việt Nam 123: Lối đi mới của ngành du lịch
Sự kiện & Bình luận
Phục hồi ngành du lịch: Cần tầm nhìn quốc gia
Làm thế nào để du lịch Việt Nam khởi sắc, phát triển bền vững tương xứng với các tiềm năng sẵn có? Câu trả lời phần lớn tương đồng: Sự sáng tạo sản phẩm du lịch nằm trong tay doanh nghiệp nhưng sự phát triển của toàn ngành cần một tầm nhìn và quyết tâm mang tầm vóc quốc gia. Cụ thể: 1. Các doanh nghiệp du lịch rất cần sự hỗ trợ về chính sách để tiếp cận nguồn vốn 2. Xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng 3. Xúc tiến quảng bá du lịch Việt Nam ở quy mô quốc tế 4. Chính sách nhập cảnh và visa thông thoáng 5. Phát triển nhân sự cho ngành du lịch 6. Phát triển sản phẩm du lịch theo chiều sâu
Giang Thanh Thư ký tòa soạn Forbes Việt Nam
NHỮNG NỘI DUNG NỔI BẬT
Bán trải nghiệm hài lòng
Thiên Minh Group, công ty cung cấp dịch vụ du lịch trải nghiệm phục vụ du khách quốc tế chuyển hướng vào thị trường nội địa, tạo đà phát triển cho những năm tiếp theo. Mục tiêu 2024 công ty tăng doanh thu 300 triệu đô la Mỹ, trong tầm nhìn trở thành tập đoàn du lịch trải nghiệm địa phương tốt nhất thế giới.
– Giang Thanh
Người khổng lồ chuyên nghiệp
Từ miền núi đến hải đảo, những thương hiệu quản lý khách sạn quốc tế xuất hiện, góp phần nâng tầm chất lượng dịch vụ ngành du lịch Việt Nam. Cùng Forbes Việt Nam nhìn lại các tên tuổi lớn đang có mặt trong ngành nghỉ dưỡng.
Tiên phong hiện diện tại Việt nam, Accor – tập đoàn quản lý khách sạn toàn cầu 56 năm tuổi đến từ Pháp trở thành thương hiệu nắm giữ vị thế số 1 suốt hơn ba thập niên qua.
– Tuyết Ân
Xa hoa trong bình dị
Thừa kế gia sản của thế hệ tiền bối cộng sự am hiểu về trải nghiệm cao cấp, Arnaud Zannier xây dựng Zannier Hotels Bãi San Hô tại Việt Nam xa xôi kết hợp sự xa xỉ, gần gũi thiên nhiên và văn hóa bản địa.
– Trọng Nam
Đánh thức hoang sơ
Khu nghỉ dưỡng Crown Retreat Quy Nhơn nhắm đến thị trường ngách với phân khúc khách hàng nội địa tầm trung. Chiến lược này đạt hiệu quả kinh doanh và tăng trưởng nhanh từ những năm đầu hoạt động.
– Quang Trung
Lối rẽ của “nhà thám hiểm”
Bằng sự nhạy bén trong kinh doanh, Peter Ryder, nhà đầu tư lão luyện gắn bó với Việt Nam ba thập niên, đã thành công khi chuyển từ khẩu vị đầu tư từ vốn cổ phần sàn các dự án bất động sản nghỉ dưỡng.
– Trọng Nam
Giấc mơ từ xiếc tre
Một trong nhiều chương trình Lune Production thực hiện bền bỉ trong 10 năm qua, À Ố Show là chương trình nghệ thuật Việt Nam được lưu diễn thế giới nhiều nhất, tới khoảng 55 thành phố ở 13 quốc gia.
– Khổng Loan
Trò chuyện cùng Forbes Việt Nam
Đổi mới ngành công nghiệp lưu trú
Forbes Việt Nam ghi nhận chia sẻ về thực tiễn hoạt động, quan điểm mới cho phát triển du lịch và các nhận định về xu hướng ngành công nghiệp lưu trú từ đại diện các tập đoàn quản lý vận hành khách sạn hàng đầu thế giới: Ông Ignacio Martin – tổng giám đốc điều hành khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Meliá Hotels & Resorts; ông Jakob Helgen – phó chủ tịch khu vực Thái Lan, Việt Nam, Campuchia và Myanmar, Marriott International; và ông Paul Cunningham – giám đốc cấp cao khối vận hành khu vực Đông Nam Á và Hàn Quốc, IHG Hotels & Resorts. (ảnh từ trái sang)
– Tuyết Ân & Khổng Loan
DANH SÁCH FORBES
Danh sách giàu nhất Ấn Độ
Ấn Độ đang có vị thế tốt sau khi tổ chức hội nghị thượng đỉnh G20 và trở thành quốc gia thứ tư trên thế giới hạ cánh thành công tàu vũ trụ lên mặt trăng. Thông tin tích cực này đã giúp thị trường chứng khoán nước này tăng 14% kể từ lần gần nhất Forbes thống kê giá trị tài sản.
Mặc dù vậy, tổng giá trị tài sản của 100 người giàu nhất Ấn Độ chỉ dừng lại ở mức 799 tỉ đô la Mỹ, một phần do đồng rupee trượt giá. Tổng giá trị tài sản của những người giàu nhất Ấn Độ không có nhiều thay đổi trong năm 2023, dẫu trật tự xếp hạng thay đổi đáng kể.
The Forbes 400
Giới siêu giàu Mỹ đang tăng tài sản trở lại. Sau khi sụt giảm tổng cộng 500 tỉ đô la Mỹ vào năm ngoái, 400 người giàu nhất quốc gia này đã lấy lại được toàn bộ số tiền bị mất. Nhóm ưu tú này hiện có tổng tài sản trị giá 4,5 ngàn tỉ đô la Mỹ, tái lập kỷ lục năm 2021.
Đón đọc những bài viết không thể bỏ qua trên Forbes Việt Nam số 123