Quốc tế

Facebook thay tên mới Meta có ý nghĩa gì?

Share
this:

Việc thay đổi từ Facebook sang Meta có thể được công bố tại hội nghị thường niên Connect vào ngày 28.10 hoặc sớm hơn.

Hồi đầu tuần này, Facebook được đồn đoán là đang lên kế hoạch đổi tên, khi công ty tập trung vào xây dựng nền tảng metaverse (siêu vũ trụ ảo).

Những công ty phát triển và đổi tên không phải là điều xa lạ. International Business Machines Corporation hay IBM, tiền thân là Computing-Tabulating Company (CTR) ra đời năm vào 1911, từng sản xuất dụng cụ xay thịt và bào phô mai. Vào năm 1924, IBM tái cấu trúc lại thương hiệu thành tập đoàn công nghệ máy tính.

Tuy vậy, trong kinh doanh, tên doanh nghiệp rất quan trọng và việc thay đổi có thể tác động đến khách hàng nhưng đồng thời cũng có nhiều lý do để tái cấu trúc thương hiệu.

Giáo sư P.K. Kannan giải thích, trưởng khoa Khoa học Tiếp thị đại học Quản trị Kinh doanh Robert H. Smith bình luận rằng việc thay đổi tên luôn là một hướng đi tốt, khi một thương hiệu không còn được dư luận và khách hàng ủng hộ, hoặc được công ty định hướng lại cho tương lai. “Facebook đã xem xét theo nhiều hướng và chuẩn bị thay đổi thương hiệu,” Kannan nói.

Trong nhiều tháng trở lại đây, Facebook đã trở thành tâm điểm, nhưng không hoàn toàn theo hướng tích cực. “Đổi tên công ty mẹ là chiến lược ứng phó với các vấn đề mà Facebook đang bị chỉ trích, liên quan tới sức khỏe tâm thần, thông tin sai lệch và tính riêng tư. Mục đích là loại bỏ hình ảnh tiêu cực để Oculus, Instagram, WhatsApp không vướng vào khủng khoảng từ xã hội và quy định pháp luật,” theo tiến sĩ Dustin York, giáo sư về Truyền thông tại đại học Maryville.

Điều đó sẽ giúp cho những thương hiệu này không gặp phải rắc rối từ Facebook. “Johnson & Johnson không để tên của công ty mẹ lên từng sản phẩm. Công ty sẽ không phải chịu tổn thất nặng nề, nếu một sản phẩm mất đi lòng tin từ phía khách hàng. Công ty mẹ sẽ là “tấm khiên” cho những sản phẩm của Facebook trước tác động từ tầm nhìn của công ty trong tương lai, metaverse”, York cho biết thêm.

Ảnh: GETTY

Vậy metaverse là gì? Cụm từ Metaverse lần đầu được sử dụng trong Snow Crash, tiểu thuyết khoa học viễn tưởng của Neal Stephenson vào năm 1992 để mô tả một thế giới không gian ba chiều (3D), “hậu bối” của mạng Internet hiện tại.

Trong hơn ba thập niên, đã có nhiều thế giới ảo được lấy cảm hứng và đưa ra so sánh với tác phẩm Snow Crash. “Đã có tin đồn về tên mới của Facebook là Meta hay Horizon, hoặc thứ gì đó mang tính tương lai, nơi toàn bộ người dùng sẽ ở bên trong ‘vũ trụ ảo’ và sử dụng nhân dạng để tương tác”, Kannan cho biết.

Tái cấu trúc công ty? Theo bản tin đầu tuần của The Verge, Facebook không phải là hãng công nghệ tên tuổi đầu tiên tái cấu trúc thương hiệu. Google từng tái cấu trúc toàn bộ, hoạt động dưới công ty mẹ mang tên Alphabet, với nỗ lực cho thấy Google không chỉ là nền tảng tìm kiếm.

“Facebook đã đầu tư khôn ngoan vào các nền tảng mạng xã hội chuyên sâu về giao dịch điện tử và những công ty chưa từng được biết đến.”, James R.Bailey, giáo sư đứng đầu tại trường đại học Quản trị Kinh doanh George Washington cho biết.

“Facebook là một tập đoàn đa ngành, nhưng cụm từ này lại bị lạm dụng bởi sự vô lý của ‘metaverse’. Facebook đã trở nên lỗi thời, nhưng không có gì sai với việc đổi tên của công ty mẹ. Google đã làm điều đó với Alphabet. Có bao nhiêu người nhắc đến Google hay bất kỳ sản phẩm nào của hãng với Alphabet? Bao nhiêu nhà đầu tư quan tâm tới điều đó, khi mã chứng khoán vẫn là ‘GOOGL’?”, Bailey lý giải.

Ông Bailey cho rằng chỉ đây không chỉ đơn thuần là tái cấu trúc thương hiệu.

“Sự khôn ngoan ở đây là động thái cấu trúc công ty sẽ đem đến sự thuận lợi hơn cho báo cáo tài chính và những cơ hội đầu tư riêng biệt. Bạn sẽ muốn đầu tư vào Instagram mà không vướng vào rắc rối của Facebook. Việc thay đổi tên ít nhất là sẽ không ảnh hưởng tới khách hàng hoặc trì hoãn ban hành pháp luật. Tuy vậy, khi những vụ bê bối của Facebook còn chưa ngã ngũ, tạo ra công ty mẹ cho phép đầu tư chính xác hơn sẽ làm hài lòng những nhà quản lý đầu tư, thúc đẩy thị trường tăng trưởng”, ông nhận định.

Làm mới hình ảnh. Việc tái cấu trúc thương hiệu thường diễn ra, khi dư luận thay đổi quan điểm về một công ty nhất định. Trường hợp của Facebook có thể là làm mới “bộ mặt” của công ty.

“Facebook hi vọng việc đổi tên sẽ tái hiện lại thành công như KFC rút gọn từ Kentucky Fried Chicken để bỏ hình ảnh tiêu cực của chữ ‘fried’; Dunkin Donuts thành Dunkin; Accenture tách ra từ Arthur Anderson để thoát khỏi “gánh nặng” Enron và vụ bê bối kế toán kiểm toán. Hay như Google thành lập công ty mẹ Alphabet Inc.”, Kannan cho biết.

“Sẽ không có gì thay đổi nếu thương hiệu mới vẫn giữ nguyên mô hình hoạt động, Facebook thu hút người dùng vào metaverse và lợi dụng dữ liệu của họ. Hình ảnh tiêu cực vẫn sẽ còn đó, mặc cho Facebook không khai thác dữ liệu người dùng trong metaverse”, Kannan cho biết thêm.

Nói cách khác, nếu việc kinh doanh không thuận lợi, Facebook tuy hoạt động dưới một cái tên khác vẫn sẽ chịu giám sát từ các cơ quan quản lý Mỹ và trình diện tại Capitol Hill.

“Hãy nhìn vào mô hình kinh doanh của Facebook. Mô hình này phát triển từ việc giữ chân người dùng càng lâu càng tốt để khai thác sở thích, quan điểm và mạng lưới xã hội. Từ đó thu thập những gì có thể về người dùng và sử dụng dữ liệu cho mục đích quảng cáo. Mô hình kinh doanh này phụ thuộc vào tính kết nối trên nền tảng, để có thể thu thập thông tin người dùng, bất kể độ tuổi, tính riêng tư và tạo ra bóng bộ lọc để giữ chân họ trên nền tảng lâu hơn.

Từ đó lại đem đến cái nhìn và quan điểm tiêu cực về Facebook. Không ngạc nhiên, khi Facebook đã phải điều trần trước Quốc hội, các cơ quan quản lý trên toàn thế giới và những người lên tiếng tố cáo những hành vi bất chính bên trong tổ chức. Do đó, có nhiều hình ảnh tiêu cực là nguyên do chính mà Facebook muốn thay đổi thương hiệu”, Kannan cho biết.

Nhưng các chuyên gia nhận định, văn hóa làm việc và quyền quản trị mới là thứ cần phải thay đổi, thay vì thương hiệu. “Trong vài năm qua, thế giới đã trở nên khắt khe với Mark Zuckerberg. Tôi đã từng công khai nhận định là đã đến lúc mà ông nên lui xuống, vì nhà sáng lập không phải lúc nào cũng là người quản lý tốt nhất. Có lẽ tôi đã sai, đây là nước đi thông minh.”

Biên dịch: Minh Tuấn

Theo forbes.baovanhoa.vn (https://forbes.baovanhoa.vn/facebook-thay-ten-moi-meta-co-y-nghia-gi)