Doanh nghiệp

DigitalOcean mua lại Paperspace để cung cấp thêm các sản phẩm AI

9 tháng trước
Tác giả Janakiram MSV

DigitalOcean, công ty cung cấp cơ sở hạ tầng đám mây, mua lại Paperspace để mở rộng danh mục sản phẩm bao gồm nền tảng trí tuệ nhân tạo (AI) và máy học cho khách hàng.

Share
this:

Paperspace là công ty hàng đầu trong lĩnh vực điện toán đám mây, một nền tảng nổi tiếng giúp hỗ trợ việc phát triển khả năng AI cũng như máy học (ML) nhờ vào bộ xử lý đồ họa chuyên dụng có cấu hình mạnh.

Daniel Kobran và Dillon Erb thành lập Paperspace vào năm 2014. Cả hai đều tốt nghiệp đại học Michigan. Y Combinator và một trong những người đồng sáng lập DigitalOcean, Jeff Carr, hậu thuẫn công ty.

Paperspace điều hành các trung tâm dữ liệu riêng có GPU được tinh chỉnh cấu hình phù hợp với nhu cầu sử dụng. Trước đây, công ty đã huy động được 35 triệu USD từ các nhà đầu tư như Battery Ventures, Intel Capital, SineWave Ventures và Sorenson Capital.

DigitalOcean tại lễ Rung chuông trên sàn giao dịch chứng khoán New York. Ảnh: NYSE/ Forbes

Còn DigitalOcean nổi tiếng về tính đơn giản và hiệu suất cao. So với các công ty cung cấp dịch vụ đám mây nổi tiếng, DigitalOcean quản lý để giữ cho dịch vụ cung cấp nền tảng cũng như cơ sở hạ tầng đơn giản để cho nhà phát triển dễ dàng sử dụng.

DigitalOcean mua lại Paperspace với mức giá kỳ vọng 111 triệu USD tiền mặt. Động thái chiến lược này đánh dấu một cột mốc quan trọng đối với DigitalOcean khi công ty tiếp tục mở rộng đồng thời tăng thêm danh mục sản phẩm để giúp khách hàng có khả năng ứng dụng AI và ML.

DigitalOcean mua lại Paperspace do nhu cầu về các giải pháp đám mây AI và ML ngày càng tăng. Sự xuất hiện của các mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) thu hút sự quan tâm của nhà phát triển, doanh nghiệp nhỏ và startup trên toàn thế giới.

Tuy nhiên, những công ty nhỏ hơn này thường phải đối mặt với nhiều rào cản khó khăn về tài chính và kỹ thuật khi mạo hiểm phát triển các ứng dụng AI và ML mới. Bằng cách tích hợp cơ sở hạ tầng tăng tốc GPU của Paperspace, hiện DigitalOcean giúp cho khách hàng có thể thực hiện được điều này.

Trong khi một số đối thủ cạnh tranh chính của DigitalOcean, chẳng hạn như Vultr, đang tích cực đầu tư vào GPU, thì công ty vẫn chưa cung cấp dịch vụ máy chủ ảo tích hợp GPU và nền tảng huấn luyện AI và ML với phần cứng hiện đại để tăng tốc. Sau khi mua lại Paperspace, DigitalOcean đã hoàn thiện được danh mục sản phẩm.

Cho đến nay, các doanh nghiệp lớn tạo ra hầu hết những ứng dụng AI/ML như sử dụng AI để tạo ra tác phẩm nghệ thuật và nội dung, phân tích văn bản, hiểu ngôn ngữ tự nhiên, công cụ đề xuất, và phân loại hình ảnh.

Sử dụng các khả năng nâng cao của Paperspace kết hợp với tính đơn giản của DigitalOcean, các startup, doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện có thể khám phá những công nghệ mới nổi như AI tạo sinh.

Thông qua thương vụ mua lại này, khách hàng của Paperspace sẽ tiếp cận được nhiều dịch vụ điện toán đám mây của DigitalOcean, bao gồm cơ sở dữ liệu, lưu trữ và máy chủ ứng dụng. Khách hàng cũng có quyền truy cập vào kho lưu trữ dữ liệu, nguồn tài liệu hướng dẫn lớn và hệ thống hỗ trợ của DigitalOcean để phát triển cũng như triển khai các ứng dụng AI.

Ngoài ra, sau khi mua lại Paperspace, đội ngũ đặc biết tài năng này sẽ gia nhập vào DigitalOcean để tập trung thực hiện các hoạt động đổi mới sáng tạo và dịch vụ khách hàng. DigitalOcean và Paperspace sẽ mang đến nhiều cơ hội mới cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, startup trên toàn thế giới.

Hiện tại, Paperspace sẽ vẫn là một đơn vị kinh doanh riêng biệt trong DigitalOcean nên chưa có sự thay đổi nào về dịch vụ cung cấp cho khách hàng của cả hai công ty.

Biên dịch: Gia Nhi

———————–

Xem thêm:

Databricks mua lại MosaicML để đẩy mạnh ứng dụng AI tạo sinh
X Corp. đồng ý mua lại nền tảng tuyển dụng công nghệ Laskie