Công nghệ

Con đường đầy chông gai để Mark Zuckerberg “sở hữu toàn metaverse”

Các nhà quản lý Hoa Kỳ đã cố gắng ngăn chặn tham vọng của Mark Zuckerberg phát triển thế giới kỹ thuật số “metaverse” dựa trên thực tế ảo và do Meta, công ty mẹ của Facebook, thống trị.

Share
this:

Ngày 27.7, ủy ban Thương mại Liên bang đã đệ đơn kiện chống độc quyền nhằm ngăn Meta mua lại công ty thực tế ảo Within, công ty sản xuất ứng dụng thể dục nổi tiếng Supernatural.

“Chỉ cần nhìn vào động thái công ty đổi tên thương hiệu từ Facebook thành Meta hồi năm 2021 đã thấy rõ được tầm nhìn cũng như những ưu tiên công ty sẽ thực hiện trong tương lai,” theo đơn khiếu nại cho biết. Đơn khiếu nại đồng thời cho biết thêm thông qua thương vụ mua lại này, Meta “tiến gần hơn tới mục tiêu cuối cùng là sở hữu toàn bộ ‘Metaverse.’”

“Nhưng thay vì chọn cạnh tranh dựa trên những thành tích đạt được trong thị trường ứng dụng thể dục thực tế ảo, Meta mua lại Within bất hợp pháp.” Các điều khoản trong thỏa thuận không được tiết lộ.

Đồng sáng lập và CEO Mark Zuckerberg của Facebook phát biểu tại hội nghị những nhà phát triển Oculus trong khi mang kính thực tế ảo ở San Jose, California trong ngày 6.10.2016. Ảnh: AFP Via Getty Images/Forbes

Vụ khiếu nại nêu bật một sự thật phũ phàng về Meta khi công ty theo đuổi mục tiêu chinh phục thế giới ảo: ngày càng có nhiều rào cản. Có lẽ chính Zuckerberg làm cho thuật ngữ “metaverse” trở nên phổ biến, (thuật ngữ xuất hiện lần đầu trong tiểu thuyết khoa học viễn tưởng Snow Crash năm 1992). Cho dù Meta dẫn đầu xu hướng phát triển nhưng công ty vẫn còn đối mặt với nhiều mối nguy cơ từ mọi góc độ: cơ quan quản lý, đối thủ cạnh tranh, và vấn đề kiểm duyệt.

Trong khi đó, hôm 27.4, lần đầu tiên công ty ghi nhận doanh thu sụt giảm- giáng đòn nặng nề vì nền tảng quảng cáo đầy quyền năng của Facebook thúc đẩy tham vọng về vũ trụ ảo metaverse.

Công ty mẹ của Facebook, Meta từ chối trả lời các câu hỏi chi tiết về những thách thức công ty đang đối mặt trong khi thực hiện tầm nhìn phát triển metaverse, thay vào đó chỉ bình luận về vụ kiện của ủy ban. “Ủy ban đệ đơn kiện chỉ dựa vào hệ tư tưởng và suy đoán chủ quan, không có bằng chứng,” phát ngôn viên Christopher Sgro của công ty cho biết.

“Ý nghĩ suy đoán thương vụ mua lại này sẽ ảnh hưởng đến tính cạnh tranh trong lĩnh vực đầy năng động thu hút nhiều công ty và ghi nhận mức tăng trưởng chỉ đơn giản vì nhiều ứng dụng thể dục kết nối lẫn trực tuyến không đáng tin cậy.”

Meta có lý do chính đáng để tự tin về metaverse của mình. Công ty sớm đặt cược vào thực tế ảo khi chi 2 tỉ USD mua lại Oculus hồi năm 2014, khi đó còn là một nền tảng non trẻ. Công ty cũng rót nhiều vốn vào những dự án metaverse. Năm ngoái, Reality Labs, nơi khởi đầu cho những nỗ lực phát triển metaverse của Facebook, thua lỗ hơn 10 tỉ USD.

Nhưng nhiều khi thành công không thể đạt được cho dù có đầu tư nhiều và dành nhiều thời gian. Các công ty công nghệ khổng lồ khác cũng đã thử: Alphabet tung ra thị trường Google Glass nhưng hoàn toàn thất bại trong khi đó kính Hololens của Microsoft được đón nhận hờ hững.

Để bắt đầu, Meta phải tăng cường kiểm soát nội dung chặt hơn. Trong nhiều năm qua, Facebook cố gắng nhưng không thể chống lại sự quấy nhiễu, chủ nghĩa cực đoan, bạo lực và tự sát trên mạng xã hội của mình.

Một vài vấn đề trong số đó cũng đang xảy ra trong metaverse. Đầu năm nay, BuzzFeed News đã tạo ra một thế giới thử nghiệm riêng trong ứng dụng Horizon World của Meta với những nội dung vi phạm chính sách về những ngôn từ gây thù ghét.

Tuy nhiên, người kiểm duyệt của Meta đã bỏ qua những nội dung đó ngay cả khi chúng được báo cáo vi phạm. Trẻ em cũng đang đổ xô đến Horizon Worlds, khiến các chuyên gia lo ngại những kẻ săn mồi sẽ theo sau.

Do Meta phát triển metaverse thành nền tảng lớn tiếp theo nên Zuckerberg đã xác định Apple là kẻ thù chính. Hai công ty cạnh tranh nhau quyết liệt trong nhiều năm qua.

Khi Facebook liên tục vướng vào những vụ bê bối về bảo mật quyền riêng tư, CEO Tim Cook của Apple chỉ trích hoạt động kinh doanh quảng cáo của mạng xã hội này, và tăng thêm lớp bảo mật cho người dùng có thể kiểm soát các ứng dụng thu thập dữ liệu, ảnh hưởng đến doanh thu của Meta. Zuckerberg cũng đã chỉ trích lại, chế nhạo giá cao của những thiết bị điện tử Apple.

Báo chí đưa tin Zuckerberg nghĩ hai công ty đang chuẩn bị cho một trận chiến lớn hơn, hầu như tập trung phần lớn về: tương lai của internet.

“Apple sẽ là một đối thủ cạnh tranh”, Zuckerberg nói trong cuộc họp toàn thể công ty vào đầu tháng này, theo Verge. “Công ty không chỉ có thiết bị chứa nhiều tính năng hơn thiết bị của chúng ta. Mà đây là một cuộc cạnh tranh rất gay gắt để tạo ra hướng đi cho internet.”

Apple hầu như kín tiếng về kế hoạch thực hiện những dự án thực tế ảo và thực tế tăng cường – và công ty không sử dụng từ “metaverse” – nhưng theo những lời đồn, công ty sẽ sớm phát hành tai nghe thực tế hỗn hợp.

Thiết bị này sẽ là bước đầu tiên công ty thực hiện để đầu tư vào danh mục mới chuyên về phần cứng kể từ khi ra mắt đồng hồ Apple vào năm 2015. Đó cũng là một sáng kiến lớn khi ngành công nghệ cố gắng tạo ra thêm thiết bị khác ngoài điện thoại thông minh.

Theo cách nhìn của Zuckerberg, Apple và Facebook đều muốn phát triển thực tế ảo/tăng cường nhưng hoàn toàn bị phản đối. Facebook dự định hợp tác với một số công ty khác nhau để nỗ lực thúc đẩy quá trình trên, trong khi Apple sẽ tự sản xuất mọi thứ như từ trước đến giờ công ty thường thực hiện cho những sản phẩm, ông nói với các nhân viên.

Tháng trước, Meta đã giúp ra mắt diễn đàn Tiêu chuẩn Metaverse, một liên minh gồm nhiều công ty nhằm phát triển các tiêu chuẩn mở và khả năng tương tác trong metaverse. Các thành viên nổi tiếng bao gồm Microsoft, Epic và Nvidia.

Hiển nhiên Apple không tham gia liên mình này. Điều đáng chú ý là bất cứ khi nào Facebook thử thực hiện những dự án lớn mua lại sản phẩm từ một số đối tác khác nhau, chẳng hạn như sáng kiến ​​tiền điện tử Libra, nỗ lực tạo ra điện thoại riêng hoặc các dự án kết nối như Internet.org, cuối cùng tất cả đều thất bại.

Nhưng trong khi Zuckerberg quảng bá về sự cởi mở của thế giới ảo mà Facebook xây dựng, hướng tiếp cận của Apple cũng rất cởi mở trong một khía cạnh quan trọng nhất: mối quan hệ với những nhà phát triển ứng dụng, theo đánh giá của Bob O’Donnell, nhà phân tích chính tại công ty nghiên cứu Technalysis.

“Meta có sự ủng hộ của những nhà phát triển ứng dụng, nhưng không giống như những gì mà Apple đã làm,” ông nói. Meta cũng sẽ ở vị trí bất lợi khi nói đến danh tiếng liên quan tới tính riêng tư của người dùng, O’Donnell nói. “Apple khởi đầu với ưu thế rõ ràng, và Meta khởi đầu với bất lợi rõ ràng.”

Nhưng trong khi Zuckerberg giới thiệu tính năng mở của metaverse do Facebook xây dựng nên, Apple ra sức mở rộng mối quan hệ hợp tác với những nhà phát triển ứng dụng, Bob O’Donnell, nhà phân tích chính của công ty nghiên cứu Technalysis, cho biết. “Meta nhận được rất nhiều sự hỗ trợ từ các nhà phát triển, nhưng không giống như những gì Apple làm.”

Danh tiếng của Meta cũng sẽ suy giảm khi nhắc đến bảo mật thông tin cá nhân, O’Donnell cho biết. “Apple khởi đầu với một lợi thế rõ ràng, còn Meta khởi đầu với một bất lợi rõ ràng.”

Apple không trả lời yêu cầu phỏng vấn cho bài viết này.

Apple cũng giỏi hơn trong việc bán phần cứng. Theo Jaron Lanier, nhà tiên phong trong lĩnh vực thực tế ảo, mô hình kinh doanh của Meta trong metaverse nên tập trung vào việc bán thiết bị và các hàng hóa khác, thay vì dựa vào mô hình quảng cáo có thể được sử dụng để “lạm dụng quyền lực”.

Mô hình có những hạn chế khiến sụt giảm doanh thu trong ngày 27.7, vì vậy metaverse có thể là cơ hội để thử nghiệm thực hiện một điều gì đó khác biệt. “Nhưng thật ra Meta không hề thay đổi hệ tư tưởng,” ông cho biết. (Lanier hiện đang làm việc cho Microsoft, nhưng những gì ông nói trong bài không đại diện cho công ty.)

Còn Meta đương đầu với những thách thức khi bán phần cứng. Đầu tuần này, công ty cho biết sẽ tăng giá Meta Quest 2 từ mức khởi điểm 300 USD lên 400 USD, một dấu hiệu cho thấy công ty không thể tiếp tục rót vốn cho hoạt động kinh doanh thiết bị cho đến thời điểm hiện nay.

Và Apple, có thể là đối thủ cạnh tranh đáng gờm nhất của Meta, thậm chí còn chưa ra mắt bất kỳ một sản phẩm nào.

Biên dịch: Gia Nhi

Xem thêm:

Mark Zuckerberg mất 5,9 tỉ USD trong ngày Facebook bị sập toàn cầu
Giá cổ phiếu Meta tăng gần 20%