Doanh nghiệp
BrandConnect | Brand Contributor

Ứng dụng công nghệ quản lý vận hành giúp Stradex giữ vững vị thế trên thị trường

2 năm trước

Tiên phong ứng dụng công nghệ thông minh trong quản lý công việc nhằm đưa ra các giải pháp hiệu quả, tiên tiến nhất cho đối tác chính là cách công ty TNHH Stradex Việt Nam xác lập vị trí vững chắc trên thị trường.

Share
this:

Stradex chuyên cung cấp các giải pháp toàn diện về nhân sự và marketing. Ở lĩnh vực nhân sự, hàng năm Stradex cung cấp cho thị trường khoảng 3.000 ứng viên; ở mảng marketing Stradex cung cấp trọn gói dịch vụ marketing cho khách hàng: từ branding, tìm kiếm khách hàng tiềm năng đến tổ chức sự kiện, quan hệ báo chí.

Đặng Hoàng Liên Anh, Maketing Manager Stradex chia sẻ: “Với khách hàng, Stradex như đội marketing nội bộ, giải quyết các khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp trong hoạt động marketing một cách nhanh chóng và hiệu quả”.

Thế mạnh quản lý vận hành

Đâu là điểm khác biệt tạo nên vị thế của Stradex với khách hàng?

– Thế mạnh của Stradex nằm ở khâu quản lý vận hành. Khi khách hàng giao cho chúng tôi một dự án hay nhiều dự án truyền thông chạy cùng lúc, chúng tôi đều đảm bảo tốc độ. Công nghệ hỗ trợ chúng tôi triển khai nhanh chóng và chính xác, đáp ứng khối lượng công việc nhiều hơn nhưng vẫn đảm bảo chất lượng tốt nhất.

Vậy bí quyết gì để Stradex có thể triển khai đồng loạt các dự án marketing cho khách hàng mà không lo quá tải?

-Với số lượng nhân sự chính thức khoảng trăm người, chúng tôi đã sử dụng các nền tảng công nghệ tiên tiên nhất để hỗ trợ vận hành. Stradex lựa chọn các nền tảng quản lý vận hành công việc thông minh như Asana, Clickup, Trello, Airtable, Zapier… là những nền tảng quản lý dự án ra đời tại Mỹ, từ một startup đã tăng tốc phát triển thành các kỳ lân nổi tiếng toàn cầu. Tuy nhiên, tại thị trường Việt Nam, tôi khá băn khoăn vì hầu như không có đơn vị nào biết đến và sử dụng, thậm chí cả những doanh nghiệp chuyên về IT.

Vì sao Stradex mạnh dạn sử dụng những nền tảng này trong quản lý vận hành công việc?

– Có quá nhiều công việc cần giao cho nhân sự vì vậy thật sự quá khó để nhớ được tất cả các đầu việc. Tôi cũng không muốn nhân viên của mình phải ghi nhớ đầu việc một cách thủ công. Tôi mong muốn có một công cụ để giúp nhân sự quản lý hiệu quả công việc của họ và bản thân tôi cũng quản lý được hiệu quả công việc. Đây chính là động lực thôi thúc chúng tôi tìm kiếm các công cụ quản lý kể trên và sử dụng từ năm 2017, nhận thấy rõ sự khác biệt trong quản lý hiệu quả công việc.

Lợi cả ba đường

Đâu là những hỗ trợ của các nền tảng này để Stradex quản lý vận hành các dự án marketing hiệu quả cho khách hàng?

– Có thể nói, các nền tảng quản lý công việc này mang đến lợi ích cho cả ba bên: cấp quản lý, nhân sự triển khai dự án và khách hàng.

Đối với cấp quản lý, thông qua các nền tảng này sẽ sâu sát được công việc cấp dưới đang triển khai, kiểm tra nhanh chóng các đầu việc đã thực hiện, từ đó đánh giá được hiệu quả khối lượng công việc mà nhân sự đang đảm nhận. Người quản lý cũng có thể đánh giá được độ khó của các đầu việc, điểm mạnh, điểm yếu của từng nhân sự, từ đó giao việc đúng người và thưởng – phạt một cách công tâm, đồng thời có chiến lược đào tạo nhân sự phù hợp.

Tôi ví dụ Asana – phần mềm quản lý dự án linh hoạt nhằm sắp xếp và đơn giản hóa việc quản lý tác vụ, giao tiếp nhóm và báo cáo dự án. Với những tính năng này, Asana cho phép thông báo tới mọi thành viên về những gì họ phải làm và khung thời gian. Bạn có thể đánh dấu nhiệm vụ bằng các trạng thái, thay đổi mức độ ưu tiên và theo dõi tiến trình thực hiện. Nhờ đó tình trạng đùn đẩy việc khó có thể xảy ra, ai đảm đương phần việc nào sẽ thể hiện rõ và dễ dàng quy trách nhiệm.

Đối với nhân sự triển khai, họ không cần ghi nhớ đầu việc cũng như những chỉ dẫn hay mô tả công việc. Nhờ tính năng “tự động hóa” chu trình làm việc theo luật cho trước, nhân sự triển khai có thể nhìn thấy công việc hiện tại và công việc sắp tới để dễ sắp xếp thời gian, giúp công việc trôi chảy. Theo đó, khi họ hoàn thành phần việc của mình, hệ thống sẽ tự động giao việc tiếp theo. Cũng thông qua nền tảng quản lý công việc, bản thân từng nhân sự sẽ có thể kiểm tra chéo được đồng nghiệp trước đó đã hoàn thành công việc của mình hay chưa.

Đối với cả cấp quản lý hay nhân sự triển khai, nhờ vào các nền tảng công nghệ, mọi người có thể làm việc ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào.

Còn đối với khách hàng, họ chính là những người được hưởng lợi nhiều nhất khi mọi kế hoạch marketing đều được triển khai đúng hướng và hiệu quả.

Theo chị, vì sao các doanh nghiệp Việt Nam chưa sử dụng các nền tảng này, dù chúng đem tới nhiều tính năng ưu việt như vậy?

-Thị trường Việt Nam vẫn chưa có khái niệm sử dụng nền tảng thứ 3 để quản lý vận hành doanh nghiệp mà có xu hướng tự xây dựng phần mềm quản lý, ví dụ ERP. Tuy nhiên, với những doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, ERP là một nền tảng đồ sộ để có thể ứng dụng được. Nền tảng ERP cũng không dễ linh hoạt thay đổi cùng sự phát triển và rẽ hướng liên tục của doanh nghiệp nhỏ.

Theo tôi nghĩ nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn chưa nghĩ đến việc các nền tảng này sẽ phục vụ việc quản lý hiệu quả như thế nào, hoặc có thể họ đang tự tin với những công cụ truyền thống. Nhiều doanh nghiệp cũng không chủ động tìm hiểu các công cụ này. Nhờ đào sâu tìm tòi, chúng tôi hiểu được ưu điểm và nhược điểm của từng công cụ để lựa chọn phù hợp với nhu cầu.

Theo forbes.baovanhoa.vn (https://forbes.baovanhoa.vn/ung-dung-cong-nghe-quan-ly-van-hanh-giup-stradex-giu-vung-vi-the-tren-thi-truong)