Ngày 22.7.2022, Phó thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành ký Quyết định 876/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí carbon và khí methane của ngành giao thông vận tải.
Mục tiêu tổng quát của chiến lược là phát triển hệ thống giao thông vận tải xanh hướng tới mục tiêu phát thải ròng khí nhà kính về “0” vào năm 2050.
Chiến lược đặt ra mục tiêu từ năm 2025, 100% xe buýt thay thế, đầu tư mới sử dụng xe điện, năng lượng xanh. Từ năm 2030, tỷ lệ phương tiện sử dụng điện, năng lượng xanh đạt tối thiểu 50%; 100% xe taxi thay thế, đầu tư mới sử dụng điện, năng lượng xanh. Đến năm 2050, 100% xe buýt, xe taxi sử dụng điện, năng lượng xanh.
Xu hướng chung của tương lai
Việc áp dụng các chính sách chuyển đổi sang xe điện cho các phương tiện công cộng đã gần như là điều bắt buộc tại các quốc gia trên thế giới. Đơn cử, Trung Quốc hiện là quốc gia đứng đầu trong sản xuất, tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Tại thành phố Thâm Quyến đã sử dụng 100% xe điện trong vận tải hành khách cộng cộng, trong khi Bắc Kinh và Thượng Hải, tỷ lệ sử dụng xe buýt điện đã đạt trên 80%.
Các nước nổi tiếng về môi trường sạch sẽ như Singapore đã tuyên bố loại bỏ dần các phương tiện chạy bằng xăng dầu vào năm 2040, đồng thời đưa ra các phương án để khuyến khích xu hướng xe điện phát triển như hỗ trợ chi phí đăng ký lên tới 20.000 đô la Singapore; phát triển hệ thống trạm sạc điện với con số lên đến 28.000 trạm vào năm 2030.
Thái Lan thì đưa ra chính sách phát triển xe điện, trở thành trung tâm sản xuất xe điện của khu vực Đông Nam Á. Một số nước châu Âu như Hà Lan cũng đưa ra mục tiêu chuyển đổi và sử dụng 100% xe điện (cả xe buýt, xe khách cộng cộng và xe ô tô cá nhân) vào năm 2024.
Còn tại Việt Nam, theo các chuyên gia, dự kiến đến năm 2030, lượng xe điện tiêu thụ sẽ đạt 1 triệu xe/năm. Con số dự đoán này được dựa trên cơ sở thực tiễn là càng ngày càng có nhiều người lựa chọn những sản phẩm thân thiện và an toàn với môi trường.
Ngành công nghiệp ô tô đang có dấu hiệu bước sang kỷ nguyên xe điện. Bởi xe điện thể hiện nhiều ưu điểm hơn so với xe động cơ đốt trong, đặc biệt là trong việc giảm ô nhiễm không khí, tiếng ồn, giúp tăng cao lợi ích cho sức khỏe của cộng đồng.
Lợi ích với sức khỏe cộng đồng
Một mô hình nghiên cứu mới của đại học Toronto, Canada cho thấy lợi ích mang lại cho sức khỏe cộng đồng của xe điện trong đó hạn chế vấn đề ô nhiễm. Bộ Y tế Canada ước tính rằng 14.600 ca tử vong sớm mỗi năm ở nước này có thể là do ô nhiễm không khí, với hơn 3.000 ca tử vong trong số này ở khu vực đại Toronto Hamilton.
Kết quả nghiên cứu về việc chuyển đổi mô hình cho thấy nếu tất cả ô tô thành xe điện sẽ khiến ít người chết hơn 313 người mỗi năm, ước tính lợi ích xã hội là 2,4 tỉ USD; còn nếu chuyển đổi tất cả các hệ thống vận chuyển công cộng sang xe buýt điện sẽ gây ra ít hơn 143 trường hợp tử vong, ước tính lợi ích xã hội là 1,1 tỷ USD.
Tại Việt Nam, VinBus dự án phi lợi nhuận của Vingroup đang vận hành 150- 200 xe buýt điện tại Hà Nội, TP.HCM và Phú Quốc. Mỗi xe có khả năng vận hành từ 220-260 km tùy điều kiện giao thông và thời tiết sau mỗi lần sạc. Các xe buýt của Vingroup có sức chứa tối đa 72 hành khách được sản xuất tại nhà máy VinFast.
Chiến lược là phát triển hệ thống giao thông vận tải xanh hướng tới mục tiêu phát thải ròng khí nhà kính về “0” vào năm 2050 của Việt Nam đi theo xu hướng chung trên thế giới khi mang lại lợi ích với môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Theo forbes.baovanhoa.vn (https://forbes.baovanhoa.vn/tu-nam-2025-trong-dau-tu-thay-moi-xe-buyt-100-su-dung-xe-dien)
1 tháng trước
Bài toán khó của Quy hoạch Điện VIII2 năm trước
Cuộc đua năng lượng trên mái nhà1 năm trước
Vì tương lai xanh2 năm trước
Vinbus khởi đầu hành trình không khói