Tài chính

Maritime Bank tiếp tục kế hoạch bán công ty tài chính tiêu dùng

2 năm trước
Tác giả Giang Thanh
Maritime Bank

Share
this:

Giữa năm 2021, VPBank thu về 1,4 tỉ USD khi bán 49% cổ phần FE Credit cho tập đoàn Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC), một trong các thương vụ M&A có giá trị cao nhất trong lĩnh vực tài chính. Sau VPBank, đến lượt ngân hàng TMCP Hàng hải (Maritime Bank) bày tỏ ý định muốn bán cổ phần tại FCCOM, công ty tài chính tiêu dùng ngân hàng này đang nắm 100% vốn.

Theo Maritime Bank, ngân hàng có hai phương án, hoặc các đối tác mua tối đa 50% cổ phần FCCOM hợp tác cùng Maritime Bank phát triển công ty tài chính tiêu dùng, hoặc đối tác mua 100% cổ phần kiểm soát hoàn toàn hoạt động của FC COM. Năm 2020 doanh hưởng của dịch bệnh FCCOM lãi 2,3 tỉ đồng giảm 64%.

Tiền thân của FC COM là công ty cổ phần Tài chính Dệt may Việt Nam được Maritime Bank mua lại và đổi tên vào năm 2015. Hiện tại, FC COM hiện có vốn điều lệ 500 tỷ đồng và theo Maritime Bank được định giá khoảng trên dưới 2.000 tỉ đồng.  Trước đó năm 2020, Maritime Bank dàm phán bán 50% cổ phần FCCOM cho Hyundai Card thương vụ gần như hoàn thành thì COVID-19 bùng phát, Hyundai chuyển hướng kinh doanh nên thương vụ thất bại.

Cho vay tiêu dùng là lĩnh vực đang phát triển nhanh tại Việt Nam hướng đến nhóm đối tượng khách hàng chưa đủ điều kiện tiếp cận được với ngân hàng. Ba công ty dẫn đầu thị trường hiện nay là FE Credit, Home Credit, HD Saison ước tính đang chiếm 75% thị phần, trong đó riêng FE Credit ước tính chiếm 50% thị phần. Với lĩnh vực cạnh tranh, thị phần do một số các tên tuổi lớn thống lĩnh nên gần đây các ngân hàng có xu hướng thoái vốn khỏi lĩnh vực này như Techcombank bán công ty tài chính tiêu dùng Techcom Finance cho Lotte Card, SHB tìm đối tác bán lại SHB Finance.