Các chuyên gia kinh tế từ ngân hàng Goldman Sachs dự báo tình hình lạm phát hiện nay tăng mạnh hơn và kéo dài hơn kỳ vọng.
Trong tuần này, các chuyên gia kinh tế của Goldman Sachs đã nâng dự báo lạm phát và đưa ra cảnh báo tới khách hàng về đợt tăng giá mạnh gần đây tương tự những người ghi nhận lạm phát kỷ lục trong những thập kỷ trước, bên cạnh những chuyên gia khác đưa ra dự báo lạm phát sẽ kéo dài hơn kỳ vọng trước đó.
Trong báo cáo gửi tới khách hàng tối ngày 3.7, các chuyến gia kinh tế của Goldman Sachs dự báo giá cả sẽ tăng nhanh hơn nữa vào cuối mùa hè năm 2022, khi chi phí vận chuyển và bảo hiểm y tế tiếp tục lên cao, kéo theo mức lạm phát cơ bản, không tính đến biến động giá thực phẩm và năng lượng, tăng từ 6% trong tháng 5 lên 6,3% vào tháng 9.2022.
Goldman Sachs dự đoán phí bảo hiểm y tế và giá ô tô, hai trong số những lĩnh vực tác động lớn nhất lên tình hình lạm phát vào thời điểm đại dịch COVID-19, sẽ hoàn toàn giảm xuống vào cuối năm 2022, khi giai đoạn tăng trưởng thời COVID-19 bắt đầu lắng xuống. Qua đó, giảm mức lạm phát cơ bản xuống còn 5,5% vào cuối năm 2022 và 2,4% trong tháng 12.2023.
Tuy vậy, các chuyên gia kinh tế cũng thừa nhận mức lạm phát cơ bản đã vượt dự báo cho năm 2022, liên tục tăng cao hơn kỳ vọng trong vòng 6 tháng qua.
Các chuyên gia lưu ý về con số bất ngờ trên đang so kè với hai lần lạm phát vào những năm 1960 và 1970, khi đợt tăng giá dài lên hơn 10% (liên tục cao hơn con số mới nhất 8,6% trong tháng 5.2022) dẫn đến nền kinh tế trì trệ trong thời gian dài, dấy lên giai đoạn một thập kỷ tỷ lệ hoàn vốn cổ phiếu thấp.
Trong báo cáo theo tuần tới khách hàng, Jeffrey Roach – nhà kinh tế trưởng của LPL Financial – tỏ ra thất vọng hơn, nhận định nhu cầu đi du lịch tăng lên là “nỗi lo ngại lớn” về lạm phát, khi giá nhà ở, nhà hàng và nơi lưu trú chạm ngưỡng cao kỷ lục.
“Người tiêu dùng có thể phải sống trong một thế giới ghi nhận mức lạm phát liên tục tăng cao hơn thập kỷ trước,” Roach cho biết, đưa ra lo ngại từ những người đứng đầu các ngân hàng Trung ương như Christine Lagarde. Vào tuần trước, bà Lagarde cảnh báo “ngày càng nhiều dấu hiệu lạm phát”, bao gồm cả cuộc chiến quân sự đang diễn ra tại Ukraine, và đưa ra “khó khăn về nguồn cung tác động lên nền kinh tế có thể kéo dài hơn.”
“Những nhà hoạch định chính sách cần phải nhìn nhận hiện thực là mức lạm phát sẽ không giảm xuống như mục tiêu đề ra trong nhiều năm nữa,” Roach cho biết, bổ sung thêm là thị trường lao động thắt chặt là điều gây bất ổn khác có thể giữ mức lạm phát vượt xa mục tiêu dài hạn do Fed đưa ra là 2%.
Đợt lạm phát những năm 1970 diễn ra, khi nhiều giá năng lượng khác nhau đẩy giá dầu lên đến 400%, trong khi các ngân hàng Trung ương lại dành sự tiên cho kế hoạch cải thiện thị trường lao động, kể cả khi việc này đồng nghĩa với nguy cơ đẩy giá cả lên cao hơn.
Mãi đến khi Paul Volcker trở thành chủ tịch của Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ (Fed) vào năm 1970, Fed mới bắt đầu ngăn lạm phát. Tuy những nỗ lực mang lại hiệu quả, song cơ quan cũng đã chịu khuất phục trước cuộc suy thoái kinh tế vào năm 1982.
Để hạ mức lạm phát, trong tuần này, tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ sớm thông báo giảm thuế lên một số mặt hàng nhất định của Trung Quốc, bao gồm quần áo và dụng cụ học tập. Tuy vậy, một vài chuyên gia lo ngại động thái này không thể giải quyết những vấn đề về chuỗi cung ứng nội địa đang đẩy giá cả lên cao.
“Động thái này sẽ không lập tức thay đổi cán cân về tình hình lạm phát,” Adam Crisafulli, nhà phân tích của Vital Knowledge Media cho biết trong email hôm 4.7. Tuy vậy, anh nhận định việc hạ giá mạnh tại các nhà bán lẻ lớn như Walmart và Target từ tháng 7.2022 có thể “quan trọng hơn nữa.”
Việc Fed nâng lãi suất để ngăn lạm phát từ đầu năm 2022 đã làm suy yếu giá cổ phiếu và dấy lên những lo ngại về đợt suy thoái. Vào tháng 6.2022, phần lớn các chỉ số chứng khoán bước vào “thị trường gấu” trước khi ngân hàng Trung ương nâng lãi suất lên mức cao nhất trong 28 năm qua và tâm lý ảm đạm báo hiệu cho làn sóng cắt giảm nhân sự gần đây đang diễn ra trong các công ty công nghệ và bất động sản.
“Chúng tôi không tin là Fed có thể ngăn những vấn đề đang gây ra lạm phát trên nguồn cung nếu không phục hồi hoàn toàn nền kinh tế. Nhưng vào thời điểm hiện nay, có vẻ như họ chấp nhận sự thật rằng cần phải làm điều đó,” Brett Ewing, giám đốc chiến lược thị trường của First Franklin Financial Services cho biết.
Biên dịch: Minh Tuấn
Theo forbes.baovanhoa.vn (https://forbes.baovanhoa.vn/goldman-sach-canh-bao-lam-phat-tang-manh-hon-trong-mua-he-2022)
3 ngày trước
Goldman Sachs khuyên nên đầu tư vào vàng2 năm trước
Kinh tế vĩ mô Việt Nam trong bối cảnh mới1 năm trước
Fed tăng lãi suất thêm 0,25%