Nút Like (thích) là một trong các tính năng quan trọng và thu hút người dùng Facebook nhất được bổ sung vào mạng xã hội này từ năm 2007.
Bạn có biết Facebook từng không ủng hộ tính năng tag (gán nhãn) và like (thích)? Vào thời điểm ra mắt lần đầu tiên, các ứng dụng như Facebook không cho phép người dùng “thích” những bài đăng khác hay gán nhãn người dùng. Không ngoa khi nói, nút like là một trong những phát minh tốt nhất, cũng như tệ nhất trong một thập niên qua.
Tác giả và chuyên gia năng suất Cal Newport giải thích, tính năng tag và like trên mạng xã hội vốn không phải là một phần trong mô hình kinh doanh ban đầu.
Các “biểu tượng ra dấu đồng ý” này được tạo ra sau một sự kiện. Có thể bạn sẽ cảm thấy bất ngờ khi biết rằng, Facebook chỉ bổ sung thêm nút like vào năm 2007, ba năm sau khi mạng xã hội này ra mắt.
Trong quyển sách của mình, Newport cho biết iPhone (ra mắt cùng năm 2007) chưa từng có ý định trở thành thiết bị sử dụng thường ngày, nơi chúng ta chỉ cắm cúi lướt Twitter.
Khi Steve Jobs công bố sản phẩm, ông xem đó như máy nghe nhạc MP3 có thể sử dụng đồng thời như điện thoại. Với Newport, mạng xã hội khiến chúng ta bận rộn với việc dành cả ngày lướt màn hình một cách vô thức. Hiện nay, đó là điều thường thấy, đưa hàng tỉ người dùng vào “xiềng xích” của các nền tảng mạng xã hội.
Newport xem hành động lướt màn hình qua loa như robot tương tự cách mọi người sử dụng máy đánh bạc tại Las Vegas. Và ông không nói đùa. Các chuyên gia của công ty mạng xã hội đã nghiên cứu về máy đánh bạc và cách chúng gây nghiện, rồi áp dụng tính năng like và tag theo những máy chơi game này.
Bạn giành chiến thắng khi nhìn thấy bài viết của mình nhận về lượt thích. Kỳ lạ thay, ta gần như không biết việc đó đang diễn ra. Facebook gần đây đã cập nhật giao diện trên các trình duyệt web và trông bắt mắt hơn, với tông màu sáng và nền trắng. Về bản chất, Facebook biến nút Like giống máy đánh bạc hơn bao giờ hết.
Chúng ta đang tham gia vào những cuộc trò chuyện liên tục và không theo trình tự, nhưng bộ não của ta không được tạo ra để làm việc theo cách ngẫu nhiên này. Chúng ta thích tập trung trong một khoảng thời gian ngắn, chẳng hạn như 7 phút và hoàn thành việc gì đó.
Chúng ta cảm thấy hiệu quả và tìm ra ý nghĩa cũng như mục đích từ việc đó. Ta đã làm điều gì đó. Ngược lại, mục đích chính của mạng xã hội là liên tục chuyển hướng tập trung từ việc này sang việc kia.
Nhìn các bức hình của em bé trong vài giây, rồi chuyển sang hình chụp đám cưới và hình ảnh của người bà. Chúng ta cảm thấy sẵn sàng, kiên định, ám ảnh và hỗn loạn trong một ngày dài.
Đôi khi, bộ não của ta cần có những khoảng nghỉ ngơi. Bạn có thể thử ngay bây giờ để thấy mức độ hiệu quả. Với việc thông tin trực quan chiếm 30% trí tuệ, nên hành động đơn giản là nhắm mắt của bạn lại có thể mang đến cảm giác thư giãn (thậm chí còn tốt hơn khi có giấc ngủ ngắn).
Hãy thử nhắm mắt lại chỉ trong bảy phút và hít một hơi một sâu, bạn sẽ cảm thấy thoải mái và yên tĩnh vì bộ não đã nhanh chóng nghỉ ngơi.
Một điều vô cùng quan trọng để hiểu về liên tục sử dụng mạng xã hội nằm ở việc đó như cách xoa dịu nỗi đau. Thậm chí là chúng ta còn không biết mình đang cố gắng làm dịu đi nỗi đau gì. Đó có thể đã tồn tại từ rất lâu mà ta không nhận ra.
Nỗi đau từ xung đột trong gia đình, trầm cảm do phải làm quá nhiều công việc vô nghĩa. Chúng ta mong muốn về sự kích thích giả tạo và kích thích dopamine trong bộ não, và thậm chí không biết vì sao.
Chúng ta muốn có được sự công nhận và tín nhiệm từ đồng nghiệp, nhưng người có đến một nửa ta chưa từng gặp. Chúng ta “thích” vì bản thân muốn được thích.
Mong muốn tạo ấn tượng cho người khác là mưu cầu về mặt tâm lý học, được gọi là thước đo xã hội. Chúng ta có tần số xã hội và luôn trong cảnh giác. Một điều trớ trêu khác, tuy cố gắng giải tỏa căng thẳng trong cuộc sống bằng cách sử dụng mạng xã hội, song ta lại tạo ra thêm căng thẳng trong hành động của mình.
Cảm giác bớt căng thẳng giả tạo ấy đưa ta vào một vòng luẩn quẩn khi ta tham muốn hơn về những phần thưởng không có thật. Không điều gì mang lại hiệu quả
Sau khi nhận ra mạng xã hội không mang lại câu trả lời mà mình đang tìm kiếm, vậy câu hỏi tiếp theo là ta nên hướng về đâu?
Tôi rất mừng khi bạn đưa ra câu hỏi hay như vậy. Điều quan trọng nhất là ý nghĩa, rồi đến thực thi. Chúng ta phải có mục đích trước khi bắt đầu theo đuổi những điều phù du như sự thỏa mãn từ môi trường làm việc. Mỗi khi cố gắng đi tìm mục đích và ý nghĩa của công việc, chúng ta sẽ phát hiện ra công việc không thực sự làm ta thỏa mãn.
Tôi từng cố gắng tìm ra ý nghĩa từ những công việc của mình. Nhưng thật tiếc là lại không hiệu quả. Làm việc chăm chỉ sẽ không giúp bạn cảm thấy tốt hơn về bản thân. Còn năng suất làm việc tốt sẽ không giúp bạn thay đổi cuộc đời hay cải thiện các mối quan hệ.
Vậy điều gì có hiệu quả? Trước hết, tìm ra mục đích và ý nghĩa. Sau đó bạn có thể nhìn nhận công việc (và mạng xã hội) không gì khác ngoài bước đệm vì bạn làm theo mục đích mà bản thân vốn dĩ đã tìm ra. Điều đó thay đổi tất cả mọi thứ về cách bạn làm việc.
Mạng xã hội là ví dụ điển hình về cách một vài người trong số chúng ta nỗ lực tìm kiếm ý nghĩa từ việc nhấn xem, thích, chia sẻ và bình luận. Có thể ta sẽ giảm bớt những lo âu nếu cứ lướt Instagram. Ta có xu hướng cho rằng, mình đang cố gắng để đạt một vài mục đích, khi thực chất đó là ảo tưởng về công việc.
Tôi thích cái cách nhà văn Emily Gould giải thích việc dành ra nhiều năm để viết tiểu thuyết và tự đánh lừa bản thân với suy nghĩ rằng, cô đang làm việc hiệu suất bằng cách đăng bài viết trên Twitter. Gould cảm thấy hiệu quả, nhưng đó thực chất chỉ là “thoát ly” khỏi công việc.
Vậy đó chẳng phải như những gì mà rất nhiều người tìm kiếm thành công sao? Chúng ta nỗi lực làm việc và đi tìm ý nghĩa, để rồi bớt chợt nhận ra đều là lãng phí thời gian.
Mạng xã hội là điều lãng phí thời gian rõ ràng nhất.
Trong khi nhiều người dùng mạng xã hội để giải tỏa khi đang đứng xếp hàng tại cửa hàng Starbucks, ta có thể chủ động hơn về cách sử dụng những ứng dụng này theo hướng có chủ đích hơn. Xác định mục đích và ý nghĩa đầu tiên, sau đó nhìn nhận mạng xã hội như một công cụ đơn thuần hỗ trợ cho công việc của bạn.
Xem thêm: Facebook mất 3,6 triệu USD mỗi ngày sau khi bị Nga cấm
Biên dịch: Minh Tuấn
Theo forbes.baovanhoa.vn (https://forbes.baovanhoa.vn/goc-nhin-su-dung-mang-xa-hoi-the-nao-de-khong-lang-phi-thoi-gian)
1 năm trước
Meta ra mắt công cụ AI tạo nhạc3 năm trước
Facebook thay tên mới Meta có ý nghĩa gì?