Trong phiên thảo luận Giảm thiểu khí thải carbon, lãnh đạo các doanh nghiệp chia sẻ về các lựa chọn hành động và biện pháp thực hành để giảm lượng carbon phát thải ra môi trường.
Là công ty trong lĩnh vực nông nghiệp, TTC AgriS liên quan mật thiết với môi trường. Mỗi hoạt động trồng trọt, sản xuất đều phải được tối ưu, thực thi từ trang trại đến nhà máy, quản lý từng khâu từ sử dụng nước tưới, chăm sóc cây trồng cho đến quy trình giải quyết chất thải, bao bì sản phẩm.
Mỗi ngày, hoạt động sản xuất đều theo mục tiêu giảm thiểu được các tác động hóa học đến môi trường và tạo ra những sản phẩm tự nhiên. Doanh nghiệp cố gắng khai thác hết chuỗi giá trị của cây trồng như mía, dừa, phải tối ưu ngay từ các công đoạn đầu tiên.
Doanh nghiệp cũng phải cùng nhà nông tham gia vào quá trình này. Mục tiêu của chúng tôi không phải là triệt tiêu phát thải mà cân bằng quá trình này, trả nhiều hơn và môi trường được bảo vệ.
Một trong những giải pháp của TTC AgriS là ứng dụng IoT để triển khai dự án quan trắc về biến đối khí hậu, giúp quan sát tốc độ sinh trưởng của cây trái để hướng dẫn cho nông dân. Việc ứng dụng công nghệ, số hóa hiện là yếu tố bắt buộc trong nông nghiệp.
Chúng tôi tin rằng các cam kết về phát triển bền vững phải đi từ trên xuống. Vì vậy TTC AgriS tổ chức những lớp tập huấn cho lãnh đạo cấp cao nhất, sau đó mời chuyên gia tư vấn để tìm ra chiến lược tốt nhất.
Ngành năng lượng là nhân tố lớn nhất gây phát thải carbon. Đến 70% phát thải nhà kính đến từ sản xuất và sử dụng năng lượng. Schneider đưa ra nhiều giải pháp để khách hàng quản lý và sử dụng năng lượng hiệu quả như Internet kết nối tất cả (IoT) các hệ thống điện; thu thập dữ liệu đưa ra sơ đồ phân tích, báo cáo để khách hàng cải thiện quy trình hệ thống điện; cung cấp giải pháp kết nối năng lượng tái tạo với lưới điện hiện tại…
Tại Việt Nam, theo thống kê của bộ Công Thương, 60% phát thải carbon là từ ngành năng lượng và đã tăng 2,6 lần trong vòng sáu năm qua. Ngành nông nghiệp chiếm 32% và ngành xây dựng chiếm 14%.
Theo tôi, có 5 thách thức trong việc tiếp cận sử dụng năng lượng hiệu quả và thực hiện cam kết phát triển bền vững:
Thứ nhất là sự cam kết phải thống nhất xuyên suốt từ lãnh đạo cao nhất. Rất nhiều doanh nghiệp trong Fortune 500 cam kết về phát triển bền vững nhưng thực tế chỉ có số ít doanh nghiệp thực thi.
Thứ hai là thiếu dữ liệu, thông tin về phát thải carbon.
Thứ ba là ngân sách, đây là vấn đề của tất cả doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp đều phải cân bằng được bài toán giữa lợi nhuận và phát triển bền vững, không thể chọn một trong hai. Tất nhiên, sẽ có nhiều lợi thế, lợi ích từ việc đầu tư vào phát triển bền vững.
Thứ tư là công nghệ. Trong quản lý năng lượng, công nghệ giúp giảm phát thải carbon đã có và có thể giảm tới 40% lượng phát thải nhưng ứng dụng như thế nào vẫn là thách thức.
Cuối cùng, cần có lộ trình rõ ràng về giảm phát thải thì mới có thể có kết quả chắc chắn. Doanh nghiệp phải xây dựng lộ trình cụ thể, vạch ra con đường để tiến tới nền kinh tế xanh hơn và bền vững hơn.
Ngành bất động sản gây phát thải carbon ngay từ khâu nguyên vật liệu khi sản xuất cho đến các phát sinh trong vận hành tòa nhà sau xây dựng. 70% carbon phát ra trong quá trình vận hành tòa nhà như chạy điều hòa, chiếu sáng, sử dụng thang máy… Vì vậy, Keppel Land phải giải quyết đồng thời hai vấn đề, gồm xem xét cách thức giảm phát thải khi xây công trình mới và làm lại các tòa nhà hiện hữu.
Chúng tôi thu thập dữ liệu, xem xét môi trường điều hòa trong tòa nhà, đặt nhiệt độ khác nhau ở các khu vực để tối ưu hóa năng lượng điện, áp dụng hệ thống điều hòa chạy dạng quạt; lắp đèn LED tiết kiệm điện hay sử dụng bộ cảm biến để tăng giảm ánh sáng theo số người trong phòng; thiết lập hệ thống thông minh cho cấp khí tươi vào các tòa nhà, lắp tấm pin mặt trời để giảm sử dụng điện…
Việt Nam là quốc gia đang phát triển kéo theo nhu cầu lớn về xây dựng. Mấu chốt để thay đổi nằm ở khâu thiết kế. Với một công trình mới, chúng tôi phải thực hiện phân tích và đo lượng mưa, hướng nắng rồi chạy mô phỏng ngay từ khâu thiết kế.
Ví dụ mặt tiền của tòa nhà đã được thiết kế tối ưu theo hướng vỏ mặt tiền có thể cách nhiệt, lắp tấm pin năng lượng mặt trời ở phần dốc để lấy năng lượng phát sáng, sử dụng chạy điều hòa…
Mỗi dự án đều được tính toán định giá phát thải carbon, tập huấn cho nhân viên, quản lý các phòng ban để hiểu về định giá carbon.
Bên cạnh đó, Keppel Land tổ chức các khóa đào tạo cho các đối tác trong chuỗi cung ứng để giúp thay đổi tư duy và đồng lòng thực hiện. Các hoạt động mua hàng cũng đưa vào các yếu tố xanh, bền vững chứ không chỉ tính về giá.
———————————————————–
Chuyên gia Đặng Hồng Hạnh, CEO Energy Environment Climate
Chính phủ Việt Nam đã cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 (net-zero) vào năm 2050 tại COP 26. Từ cam kết này, nhiều chính sách đã được ban hành. Tháng 7.2022, Thủ tướng phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu đến năm 2050, một bước quan trọng hướng tới mục tiêu cam kết giảm 43,5% lượng khí nhà kính so với kịch bản thông thường.
Tháng 11.2022, Việt Nam đưa ra cam kết tự nguyện giảm phát thải 18,5% vào năm 2030 không có hỗ trợ quốc tế, tăng 9,5 điểm phần trăm so với mục tiêu 9% đề ra từ năm 2020 và giảm 43,5% khi có hỗ trợ quốc tế (năm 2020, cam kết mức giảm khí nhà kính là 27%).
Tháng 12.2022, Việt Nam và nhóm Đối tác quốc tế (IPG) như chính phủ Anh, Pháp, Mỹ đã đưa ra kế hoạch huy động 15,5 tỉ đô la Mỹ ban đầu từ nguồn tài chính công và tư nhân trong vòng 3-5 năm tới để đẩy nhanh quá trình khử carbon trong hệ thống điện, hướng tới mức đỉnh không quá 170 MtCO2e vào năm 2030.
Đồng thời, thực hiện giảm đỉnh công suất 37GW của nhiệt điện than xuống còn 30,2GW vào năm 2030, nâng tỷ trọng sản xuất điện năng lượng tái tạo từ 36% lên ít nhất 47% bao gồm cả điện gió, điện mặt trời để đảm bảo an ninh năng lượng của đất nước đến năm 2030.
Câu hỏi đặt ra là những cam kết, chính sách của Chính phủ tác động tới doanh nghiệp thế nào?
Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định doanh nghiệp có nghĩa vụ và lộ trình báo cáo việc cắt giảm phát thải nhà kinh tự nguyện cho bộ chủ quản từ 2023. Tại quyết định 01/2022, Thủ tướng liệt kê 1.912 doanh nghiệp có phát thải lớn phải thực hiện báo cáo. Danh sách này sẽ được thay đổi, cập nhật hằng năm.
Từ năm 2024, doanh nghiệp thực hiện kiểm kê khí nhà kính và nộp báo cáo hai năm một lần. Từ năm 2026, doanh nghiệp phải lập kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính giai đoạn 2026-2030 và định kỳ hàng năm nộp báo cáo, bản cập nhật kế hoạch (nếu có). Đây không phải là hành động tự nguyện mà là yêu cầu bắt buộc.
Động lực để doanh nghiệp thực hiện các nghĩa vụ? Đó là thị trường carbon giúp doanh nghiệp giảm phát thải nhà kính với chi phí hiệu quả. Theo lộ trình, đến năm 2025 Việt Nam sẽ thí điểm thị trường carbon và đến năm 2028 sẽ chính thực vận hành. Điều này giúp doanh nghiệp có động lực vì từ cơ sở này, họ sẽ được phân bổ lượng phát thải nhà kính dựa trên số liệu báo cáo của những năm trước đó.
———————————————-
Xem thêm:
Kinh nghiệm: Doanh nghiệp thực hành giảm thiểu rác thải nhựa và tái chế vật liệu
Từ tuyến tính đến tuần hoàn: Doanh nghiệp dẫn dắt quá trình chuyển đổi
Doanh nghiệp cần xem giảm phát thải là lợi thế cạnh tranh
Forbes Việt Nam khai mạc Hội nghị Phát triển Bền vững 2023
Forbes Việt Nam khai mạc Hội nghị Kinh doanh tạo tác động 2022
Thỏa thuận JETP tạo đòn bẩy 15,5 tỉ USD cho chuyển đổi xanh
Theo forbes.baovanhoa.vn (https://forbes.baovanhoa.vn/giam-phat-thai-carbon-thach-thuc-tu-lo-trinh-den-cam-ket-dau-tu)
11 tháng trước
1 năm trước
Forbes Việt Nam số 119: Nền kinh tế tuần hoàn1 năm trước
Vàng từ trái phiếu xanh2 năm trước
DEEP C: Lập chuẩn mực mới cho kinh tế xanh2 năm trước
Hành trình doanh nghiệp kiến tạo sự thay đổi1 năm trước