Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8 năm nay tăng 0,25% so với tháng trước và tăng gần 3% so với cùng kỳ năm trước, theo báo cáo kinh tế xã hội 8 tháng đầu năm Tổng cục Thống kê công bố hôm 29.8.
Trong số nhóm hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng chính của nền kinh tế, có 4 nhóm tăng giá, 3 nhóm giữ ổn định và 4 nhóm hàng hóa giảm giá. Riêng nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tác động mạnh đến chỉ số CPI của tháng khi tăng cao nhất với 0,74% so với tháng 7.
Hai nguyên nhân chính tác động bởi hoạt động vận chuyển và phân phối hàng hóa khó khăn hơn khi phải đảm bảo các yêu cầu chống dịch Covid-19. Đồng thời nhu cầu tích trữ lương thực, thực phẩm tăng cao ở các khu vực giãn cách xã hội.
Trong đó mặt hàng lương thực (gạo, ngũ cốc..) đã tăng 0,69%, nhưng riêng nhóm hàng thực phẩm tăng 0,97% so với tháng trước.
Đặc biệt trứng, thủy sản tươi sống, rau… là những mặt hàng tăng giá mạnh đến vài phần trăm.Nhóm thuốc và dịch vụ y tế cũng ghi nhận tăng 0,02%, trong đó riêng giá thuốc tăng 0,08%. Hai nhóm hàng hóa cũng ghi nhận tăng giá khác là đồ uống – thuốc lá và sản phẩm giáo dục.
Bốn nhóm hàng giảm giá so với tháng trước gồm giao thông, bưu chính viễn thông, văn hoá – giải trí du lịch, hàng may mặc, giày dép…. Chỉ số CPI theo tháng đã liên tục tăng kể từ tháng 5 khi đợt dịch Covid-19 lần 4 bùng phát. Riêng tháng 7 và tháng 8 năm nay đã ghi nhận mức tăng cao nhất trong năm, lần lượt 0,62% và 0,25% so với tháng trước đó (không tính tới tháng 2 có Tết nguyên đán).
Bình quân tám tháng, chỉ số CPI tăng 1,79% so với cùng kỳ – mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016. Lạm phát cơ bản tháng 8 giảm 0,02% so với tháng trước nhưng tăng 0,98% so với cùng kỳ. Bình quân 8 tháng, lạm phát tăng 0,9% so với cùng kỳ.
Ở thị trường trong nước, giá vàng tháng 8 đã điều chỉnh giảm theo biến động của giá vàng thế giới. Chỉ số giá vàng trong nước tháng 8.2021 giảm 0,49% so với tháng trước và giảm 3,02% so với cùng kỳ năm trước. Đô-la Mỹ tăng giá, thị trường chứng khoán tăng điểm và lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tăng mạnh làm giảm sức hút của kim loại quý.
1 năm trước
Fed tăng lãi suất thêm 0,25%2 năm trước
Dự báo tương lai kinh tế Việt Nam hậu đại dịch3 năm trước
Thương mại 10 tháng lần đầu vượt mốc 500 tỉ USD2 năm trước
Dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2022 lên 6,5%1 năm trước
Niềm tin là yếu tố mấu chốt cho năm 2023