Trong phiên giao dịch hôm 5.7, giá dầu lần đầu tiên xuống dưới ngưỡng 100 USD/thùng trong hai tháng qua.
Vào ngày 5.7, giá dầu giảm 8%, lần đầu tiên về dưới 100 USD/thùng kể từ tháng 5.2022, khi một số chuyên gia cảnh báo giá dầu có thể ở mức thấp 60 USD/thùng vào cuối năm nay nếu chiều hướng đi xuống của nền kinh tế cắt giảm đáng kể nhu cầu dành cho xăng dầu.
Trong phiên giao dịch, giá dầu thô ngọt nhẹ West Texas Intermediate (WTI) nhích nhẹ về khoảng 99 USD/thùng với mức giảm xấp xỉ 8%, còn dầu thô Brent chuẩn toàn cầu vẫn hơn 103 USD/thùng.
Lần gần nhất giá dầu giao dịch dưới 100 USD/thùng là vào đầu tháng 5.2022. Mặc dù mức giá sau đó tăng lên, song cả dầu WTI và dầu thô Brent vào tháng 6.2022 đều giảm giá trị lần đầu tiên trong sáu tháng qua, khi giới chuyên gia lo ngại về một cuộc suy thoái sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu trên toàn thế giới.
Tuy đã ổn định trong nhiều tuần gần đây, song giá dầu từ đầu năm 2022 tăng gần 15%, chạm ngưỡng cao kỷ lục 140 USD/thùng vào đầu tháng 3 này sau khi các nước phương Tây ban hành lệnh cấm nhập khẩu dầu từ Nga, quốc gia vẫn đang cung cấp dầu cho Trung Quốc và Ấn Độ.
Với việc giá dầu ở mức khoảng 100 USD/thùng, một số nhà chiến lược dự báo về khó khăn phía trước vào nửa cuối năm 2022. Các nhà phân tích của ngân hàng Citibank nhận định giá dầu đến cuối năm 2022 sẽ giảm xuống còn khoảng 60 USD/thùng nếu nền kinh tế thực sự bước vào giai đoạn suy thoái.
Trong báo cáo hôm 5.7, các nhà phân tích của Citibank cho biết với chiều hướng đi xuống của nền kinh tế ngày càng rõ rệt, cung tăng và lượng cầu giảm gần như sẽ tác động lên giá trị, và giá dầu thô Brent có thể chạm ngưỡng 65 USD/thùng vào cuối năm 2022 và giảm về mức 45 USD/thùng trong năm 2023.
Tuy vậy, một số chuyên gia vẫn tỏ ra lạc quan mặc cho những lần tụt giảm gần đây. “Những mối lo ngại về cuộc suy thoái đang tác động lên triển vọng về nhu cầu dành cho dầu thô, nhưng giá dầu sẽ không giảm sâu hơn nữa khi đã giảm xấp xỉ 17% từ mức cao kỷ lục trong tháng 3.2022,” Edward Moya, nhà phân tích thị trường cấp cao của Oanda cho biết.
Giá dầu đang ở mức vô cùng thấp khi các nhà đầu tư “ngày càng tỏ ra bi quan về triển vọng của nền kinh tế, với sự gay go giữa những nỗi lo ngại về nguồn cung và tốc độ tăng trưởng, trong khi châu Âu tiếp tục phải đối diện với nguy cơ giá gas tăng vọt,” Adam Crisafulli, nhà sáng lập của Vital Knowledge cho biết.
Vào ngày 5.7, giá đồng Euro đã xuống mức thấp nhất trong 20 năm qua so với USD, với tác động nặng nề từ giá gas tăng cao do căng thẳng quân sự Nga-Ukraine, khiến cho lo ngại về cuộc suy thoái lên cao hơn. các ngân hàng Trung ương tăng lãi suất.
Trước tình hình phương Tây ban hành lệnh cấm lên các mặt hàng xăng dầu của Nga, tình hình lạm phát tại khu vực đồng Euro tăng chóng mặt và chạm kỷ lục 8,6% trong tháng 6.2022. Trong khi đó, đồng đô la Mỹ vẫn mạnh kể cả khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất nhằm hạ nhiệt giá tiêu dùng đang tăng cao.
“Khi cuộc chiến quân sự tại Ukraine chưa có dấu hiệu khép lại, việc giá dầu và hàng hóa khác tăng lên đã giáng đòn mạnh với mức lạm phát cao trên quy mô toàn cầu,” Mark Zandi, nhà kinh tế trưởng của Moody’s Analytics cho biết.
Xem thêm: Goldman Sách cảnh báo lạm phát tăng mạnh hơn trong mùa hè 2022
Dow Jones giảm 400 điểm trong bối cảnh đứt gãy nguồn cung xăng dầu
Biên dịch: Minh Tuấn
Theo forbes.baovanhoa.vn (https://forbes.baovanhoa.vn/gia-dau-lan-dau-xuong-duoi-100-usd-thung-trong-hai-thang-qua)