Nhà đồng sáng lập của Bernstein & Pinchuk LLP, Drew Bernstein, đặt mục tiêu tăng trưởng mới tại Đông Nam Á sau thành công ở Trung Quốc.
sau khi tốt nghiệp đại học vào năm 1983, Drew Bernstein, nhân viên kế toán tại New York, đã nắm bắt cơ hội để trở thành doanh nhân với người bạn từ thuở nhỏ, Neil Pinchuk. Khởi đầu của Bernstein & Pinchuk LLP chứng kiến đợt bùng nổ cổ phiếu thu hút khách hàng ngay tại quê nhà và quá trình mở rộng quy mô quốc tế đầu tiên sang Châu Âu.
20 năm sau, trong bối cảnh tăng trưởng đầu tiên từ những công ty Trung Quốc niêm yết tại Mỹ và mối quan hệ giữa hai nước hạ nhiệt, Bernstein đã đáp chuyến bay tới Đông Bắc Trung Quốc để gặp khách hàng tiềm năng từ doanh nghiệp tư nhân muốn lên sàn.
Nhắc lại trong một buổi phỏng vấn gần đây, Bernstein cho biết ông từng “kiêu ngạo” khi nghĩ rằng mình đã sẵn sàng để thực hiện kiểm toán tại quốc gia vẫn còn đang trong quá trình chuyển giao sang nền kinh tế thị trường và toàn cầu hóa.
Việc này phát huy tác dụng, khi Bernstein & Pinchuk tách một phần kinh doanh tại Trung Quốc thành công ty liên doanh với Marcum LLP vào năm 2011. Hiện nay, công ty liên doanh với Bernstein là đồng chủ tịch – MBP – có gần 200 nhân sự làm việc tại Trung Quốc đại lục, bao gồm 6 giám đốc tại 5 thành phố như ví dụ cho thành công của doanh nhân Mỹ tại quốc gia tỉ dân.
Tuy vậy, qua thời gian, tình hình địa chính trị và vấn đề từ quy định tại Trung Quốc và Mỹ đã làm chậm sự bùng nổ của những doanh nghiệp như Alibaba, JD.com và Netease niêm yết trên hai sàn giao dịch New York và Nasdaq. Tuy kế hoạch niêm yết được hé lộ hôm 22.3 thông qua SPAC (công ty mua lại có mục đích đặc biệt) sẽ giúp Lanvin Group, đơn vị trực thuộc Fosun International đặt tại Thượng Hải có giá trị hơn 1 tỉ USD, nhưng số lượng công ty Trung Quốc tiến hành IPO tại Mỹ gần đây là không đáng kể.
Meihua International Medical Technologies (MHUA) chỉ nhận được 36 triệu USD trước khi giao dịch trên sàn Nasdaq vào tháng 2.2022, trở thành công ty Trung Quốc đầu tiên niêm yết cổ phiếu kể từ tháng 10.2021.
Drew Bernstein, 65 tuổi, nay đặt Đông Nam Á làm mục tiêu kinh doanh mới. Vào tháng 5.2021, MBP có kế hoạch đặt văn phòng ở Singapore để làm “bệ phóng” tại khu vực đang phát triển, bao gồm cả Indonesia, Philippines, Việt Nam và Malaysia. Bernstein tin tưởng, Đông Nam Á là “một phần rất tiềm năng của thế giới,” đặc biệt là ở Mỹ. “Tôi cho rằng, chúng ta đang ở khởi điểm vì mọi thứ bắt đầu theo trình tự.”
Vậy điều gì theo trình tự? Đầu tiên là tăng trưởng GDP (tổng sản phẩm quốc nội) – ít nhất vào tháng 2.2022, trước khi cuộc chiến quân sự của Nga vào Ukraine gây chấn động toàn cầu. “Chúng tôi dự báo nền kinh tế tại khu vực Châu Á đang phát triển sẽ có mức tăng trưởng 5,3% trong năm 2022. Chúng tôi đánh giá đây là mức phục hồi ổn định từ đại dịch và đượ trợ giúp từ tỷ lệ tiêm ngừa và kiểm soát lây nhiễm COVID-19,” Albert Park, nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho biết vào ngày 1.2.2022.
Một tiềm năng khác cho Singapore, trung tâm tài chính hàng đầu của Đông Nam Á, là các doanh nghiệp quốc tế giảm sự quan tâm vào trung tâm tài chính đối thủ trong khu vực Hong Kong. Theo khảo sát được Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Hong Kong công bố hôm 23.3, 1/4 số doanh nghiệp trả lời có kế hoạch rút toàn bộ hoạt động ra khỏi Hong Kong trong vòng 12 tháng tới do lệnh hạn chế phòng, ngừa COVID-19 và 24% lên kế hoạch di dời một phần.
Hơn 50% cho biết gặp khó khăn trong việc tuyển dụng nhân sự từ nước ngoài. Các nhà đầu tư quốc tế cũng lo ngại về đợt suy giảm do mối quan hệ thân thiết của Trung Quốc với Moscow trong hậu quả từ cuộc chiến quân sự tại Ukraine, bán tháo cổ phiếu Trung Quốc với quy mô “chưa từng có tiền lệ” vào cuối tháng 2.2022, Bloomberg trích dẫn từ Tập Đoàn Tài Chính Quốc Tế (IF) hôm 25.3.
Một lợi thế khác dành cho Bernstein ở cả Singapore và khu vực Đông Nam Á nằm ở kinh nghiệm của ông với nhiều thương vụ SPAC. Trong nhiều năm vừa qua, MBP đã làm việc với hàng chục thương vụ SPAC tại Mỹ và ghi nhận nhà đầu tư phương Tây mong muốn hợp tác với các công ty đang phát triển tại Đông Nam Á thông qua sáp nhập SPAC, mà có thể giao dịch trên các sàn giao dịch New York hoặc Châu Á.
“Có xấp xỉ 500 công ty SPAC tại Mỹ đang tìm kiếm mục tiêu và công ty có giá trị,” Bernstein cho biết. Ông tin tưởng các công ty SPAC và những nhà đầu tư quốc tế khác hướng đến triển vọng của Đông Nam Á sẽ sẵn sàng đưa ra khoản đầu tư lớn đến các doanh nghiệp nội địa.
Mặc dù các sàn giao dịch chứng khoán tại Châu Á chậm hơn Mỹ trong việc đón nhận mô hình SPAC, Bernstein vẫn ghi nhận bước phát triển với cải tiến về quy định. “Chắc chắn cả Hong Kong và Singapore đều công nhận giá trị của SPAC như công cụ để huy động nguồn đầu tư. Thị trường SPAC tại Châu Á hiện đang trong những bước đi ‘chập chững’.” ông cho biết.
Tiềm năng nổi bật khác của Singapore cho Bernstein đến từ kinh nghiệm lâu năm và mối quan hệ quốc tế của Sở giao dịch chứng khoán Singapore (SGX), cũng như thái độ cởi mở với doanh nghiệp nước ngoài của đảo quốc này.
Trong danh sách 10 Tỉ phú Giàu nhất Singapore năm 2021 của Forbes có những thành viên từ Trung Hoa đại lục, bao gồm Trương Dũng và vợ Thư Bình, chủ tịch và đồng sáng lập chuỗi nhà hàng Haidilao; chủ tịch của Shenzhen Mindray Bio-Medical Electronics, Li Xiting; Lý Tiểu Đông – nhà sáng lập sàn thương mại điện tử Sea và Jason Chang, chủ tịch của Advanced Semiconductor Engineering.
Bernstein cũng nhìn nhận Singapore như một trung tâm công nghệ có tiềm năng sánh ngang với Israel, với nhân tài từ trong nước và khả năng thu hút các công ty nước ngoài. Ví dụ như Grab – công ty dịch vụ gọi xe có trụ sở tại Singapore – niêm yết trên sàn Nasdaq sau thương vụ sáp nhập SPAC với Altimeter Growth vào tháng 12.2021, lớn nhất Đông Nam Á lúc bấy giờ. Tuy vậy, thương vụ niêm yết này đến nay trở thành thảm họa cho các nhà đầu tư, khiến Grab bốc hơi hơn 70% giá trị.
Bên cạnh công nghệ, Bernstein tin tưởng các công ty giúp thu nhập khả dụng của người tiêu dùng tăng cao, cũng sẽ đem lại điều tương tự cho các nhà đầu tư cổ phiếu từ phương Tây. “Khi ai đó tăng gấp đôi thu nhập hằng năm lên 4.000 USD, 100% khoản tiền đó đóng góp vào nền kinh tế.” Ông tin rằng Indonesia, với dân số hơn 275 triệu người là tiềm năng tăng trưởng hàng đầu cho MBP, bên cạnh Singapore. Theo sau là Philippines, Việt Nam và Malaysia.
Vậy niêm yết tại nước ngoài của các công ty Trung Quốc sẽ ra sao? Bernstein tin tưởng, khuyến khích tái phân phối tài sản của Trung Quốc trong thời gian gần đây thông qua chính sách “thịnh vượng chung” nếu quá giới hạn cần thiết có thể giới hạn sức hút đối với các doanh nghiệp. Việc hạn chế những ai có thể thành công, nguồn thu nhập có thể thu về và luồng thông tin toàn cầu có thể “thách thức” các nhà hoạch định trong việc tìm ra hướng phát triển kinh tế dài hạn, ông cho biết.
Vấn đề từ những quy định tại Mỹ và Trung Quốc đang làm chậm quá trình niêm yết cổ phiếu của các công ty Trung Quốc. “Cả Mỹ và Trung Quốc đều ban hành các dự luật và thị trường vẫn chưa nắm rõ cách chúng được thực thi. Theo một cách nào đó, thị trường sẽ hối thúc mọi người phải đưa ra các quy định rõ ràng. Một điều tôi chắc chắn về Trung Quốc là quốc gia này luôn rành mạch về những gì họ muốn thực hiện và vô cùng chi tiết cách hoàn thành. Việc này cũng vậy,” Bernstein cho biết.
Điều đó bao gồm bước đầu đánh giá từ chính phủ Trung Quốc và công bố hồ sơ kiểm toán theo yêu cầu từ Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch Mỹ (SEC).
Ông dự đoán, Mỹ và Trung Quốc cuối cùng cũng sẽ đạt thỏa thuận chung về dự luật kiểm toán để tạo thuận lợi cho việc niêm yết cổ phiếu. “Tôi sẽ mô tả quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ như một cuộc hôn nhân đã kéo dài trong 50 năm. Trong cuộc hôn nhân 50 năm ấy, đôi khi có những khoảng thời gian tốt đẹp và tồi tệ. Nhưng rồi về cuối, như tôi luôn nói, lý do không một ai chịu ly hôn vì họ không thể làm điều đó.”
Tuy quy mô nhỏ hơn nhóm Big 4 (bốn công ty kiểm toán hàng đầu thế giới) là Deloitte, Pricewaterhouse, EY và KPMG, MBP tin tưởng kinh nghiệm lâu năm với các công ty Trung Quốc niêm yết tại Mỹ sẽ đem lại giá trị khách hàng tại Đông Nam Á đến các doanh nghiệp nội địa tìm kiếm vốn đầu tư nước ngoài, những nhà đầu tư phương Tây tìm doanh nghiệp để rót vốn và ngay cả doanh nghiệp của Trung Hoa đại lục mong muốn mở rộng quy mô sang khu vực này.
“Tôi chỉ tham gia vào thị trường vì cảm nhận bản thân có thể tạo ra thêm giá trị và không đến đó để làm điều tương tự như những người khác. Tôi sẽ làm tốt hơn và đứng đầu thị trường.”
Lần gần nhất ghé thăm Singapore, Bernstein cho biết ông có cảm giác tương tự như Trung Quốc cách đây 2 thập kỷ trước. “Khi bắt đầu kinh doanh tại Trung Quốc cách đây 20 năm trước, tôi đã nhìn ra cửa sổ và không biết bất kỳ điều gì. Ở đây, tôi không có nhân sự và chỉ có điện thoại. Tôi không biết việc kinh doanh đến đâu, kể cả hiện nay.”
“Đây là nơi mà mọi thứ dường như tập trung vào tại Đông Nam Á. Không là Đông Nam Á sẽ thay thế Trung Quốc. Không một nơi nào sẽ thay thế Trung Quốc cả, về quy mô, phạm vi và chiều sâu kinh tế. Nhưng xét đến bản chất của những gì tôi đang làm và thực hiện tại thị trường mới nổi, bạn không thể nào bỏ qua những gì đang diễn ra trước mắt.” ông tiếp tục.
Biên dịch: Minh Tuấn
Theo forbes.baovanhoa.vn (https://forbes.baovanhoa.vn/doanh-nhan-kiem-toan-drew-bernstein-tap-trung-phat-trien-tai-dong-nam-a)
1 năm trước