Tài chính

Châu Á sẽ có thêm nhiều công ty niêm yết tại Hoa Kỳ khi nền kinh tế hồi phục

Phó chủ tịch sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq tin rằng châu Á sẽ có thêm nhiều công ty phát hành cổ phiếu tại Hoa Kỳ do khu vực này dẫn đầu phục hồi nền kinh tế.

Share
this:

Vào năm 2019, trước một năm COVID-19 đảo ngược hoạt động kinh doanh cũng như ngành du lịch toàn cầu, Nasdaq đã thu hút 33 công ty ở châu Á-Thái Bình Dương niêm yết. Trong đó, có năm công ty đến tư Trung Quốc, thể hiện vị thế của quốc gia có nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới cũng như trong lĩnh vực công nghệ. Nhiều tỉ phú Internet Trung Quốc niêm yết mảng kinh doanh chính trên Nasdaq trong những năm qua bao gồm Lý Ngạn Hoành (Robin Li), chủ tịch của Baidu và Lưu Cường Đông (Richard Liu) của JD.com.

Năm nay, do châu Á nỗ lực dẫn đầu nền kinh tế toàn cầu hồi phục sau COVID-19 nên số lượng công ty niêm yết từ khu vực này có thể cao hơn so với trước đại dịch, phó chủ tịch Robert McCooey, Jr. cho biết trong cuộc phỏng vấn. “Mạng lưới của chúng tôi rất mạnh,” McCooey cho biết qua Zoom, lưu ý 94 doanh nghiệp ở châu Á-Thái Bình Dương nộp hồ sơ phát hành cổ phiếu ra công chúng theo mẫu “F-1” lên ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ.

Huang Ping, tổng lãnh sự Trung Quốc tại New York, rung chuông mở màn phiên giao dịch tại Nasdaq vào ngày 25.1. Ảnh: Nasdaq/Forbes

Tuy nhiên, các doanh nghiệp và doanh nhân Trung Quốc vốn dẫn đầu trong năm 2019 có thể phải niêm yết cùng với những công ty đến từ các quốc gia châu Á khác trong năm nay, McCooey nói. Mặc dù không thể nói chắc chắn có bao nhiêu công ty sẽ niêm yết thành công, nhưng McCooey lưu ý rằng chỉ gần một nửa số công ty nộp đơn F-1 là các công ty Trung Quốc.

“Nếu bạn quay ngược trở lại ba bốn năm năm trước, 80% trong số công ty nộp hồ sơ xin niêm yết đến từ Trung Quốc và chỉ một số nhỏ đến từ các khu vực khác ở châu Á,” bao gồm Singapore, Hàn Quốc và Nhật Bản, ông nói. “Thực tế thật tuyệt vời khi 50% trong số công ty này đến từ Trung Quốc, nhưng tôi nghĩ tỉ lệ đó cho thấy thị trường thay đổi trong vài năm qua,” McCooey cho biết thêm. “Chúng tôi đang xây dựng một mạng lưới rộng lớn hơn ở đây bao gồm cả Trung Quốc, nhưng cũng nhắm đến toàn châu Á.”

Chắc chắn, Nasdaq chủ yếu dành cho công ty Hoa Kỳ – chúng chiếm khoảng 80% trong số 4.000 doanh nghiệp giao dịch ở đó. Tuy nhiên, tỉ lệ 20% còn lại – hay khoảng 800 doanh nghiệp – có trụ sở ở nước ngoài. Trong số đó, công ty lớn nhất là JD.com và Trip.com từ Trung Quốc. Ngay cả trong bối cảnh đại dịch năm ngoái, có tổng cộng 48 công ty nước ngoài niêm yết trên sàn Nasdaq (bao gồm cả các đợt IPO của SPAC), 30 trong số đó đến từ châu Á-Thái Bình Dương. Gogoro, nhà điều hành nền tảng hoán đổi pin và sản xuất xe tay ga ở Đài Loan và Atour Lifestyle Holdings, nhà điều hành chuỗi khách sạn ở Trung Quốc nằm trong một số công ty niêm yết lớn nhất vào năm 2022.

Pin cho xe tay ga Gogoro nằm bên trong một trạm sạc ở Đài Bắc; công ty được Al Gore hỗ trợ đã niêm yết cổ phiếu tại Nasdaq vào năm ngoái. Ảnh: Billy H.C. Kwok/Bloomberg© 2018 /Forbes

Vẫn còn nhiều hồ sơ của công ty nước ngoài niêm yết trên sàn Nasdaq trong năm nay một phần do những khó khăn trong việc di chuyển trong thời kỳ đại dịch, McCooey, chuyên gia 15 năm của Nasdaq, người giám sát đợt IPO từ châu Á và châu Mỹ Latinh, cho biết. Không còn những trở ngại đối với Trung Quốc trong huy động vốn hồi tháng 12 khi các nhà quản lý Hoa Kỳ cho biết đã đạt được thỏa thuận kiểm toán công ty niêm yết của Trung Quốc mà khiến nhiều công ty ở quốc gia này chậm trễ niêm yết.

Tuần này, Hesai Group, công ty cung cấp cảm biến cho xe tự lái được những nhà đầu tư như Baidu cùng với hãng sản xuất điện thoại thông minh Xiaomi, dự kiến sẽ niêm yết. Cho đến nay, đã có thêm bốn công ty nước ngoài khác niêm yết trên Nasdaq trong năm nay, ba trong số đó đến từ châu Á-Thái Bình Dương: Cetus Capital Acquisition, Quantasing Group và Lichen China.

Bên cạnh nới lỏng các hạn chế phòng ngừa COVID-19 ở chính Trung Quốc, ngày càng có thêm công ty Trung Quốc được hi vọng niêm yết trên sàn Nasdaq khi tổng lãnh sự Trung Quốc tại New York, Huang Ping, rung chuông mở đầu phiên giao dịch vào tháng trước để đón chào Năm mới.

Phó chủ tịch Robert H. McCooey, Jr. của Nasdaq. Ảnh: Nasdaq/Forbes

“Liệu Trung Quốc có thật sự kiếm được lợi nhuận hay không cũng sẽ phụ thuộc một phần vào niềm tin của những công ty niêm yết cũng như nhà đầu tư. McCooey, 57 tuổi, cho biết. “Thành công dẫn đến thành công. Đó là những gì bố tôi thường nói.” Càng có nhiều công ty niêm yết cổ phiếu và thành công, thì càng có nhiều niềm tin cho những công ty khác thực hiện theo con đường đó.

Một thách thức nữa trong mùa xuân này đối với các công ty Trung Quốc cũng như ngân hàng đầu tư của họ sẽ là hệ quả từ việc Hoa Kỳ bắn rơi khinh khí cầu bị nghi ngờ là thiết bị do thám trong tháng này, làm dấy lên lo ngại về Chiến tranh Lạnh. McCooey cho biết ông không mong đợi sự việc này tác động đến các công ty niêm yết. “Căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc kéo dài nhiều thập niên,” ông nói. “Chúng chỉ xuất hiện trên báo chí nhiều hơn trong những khoảng thời gian nhất định.”

Cũng có khả năng 2023 là một năm tốt đẹp, McCooey tin rằng: nhiều công ty ở Đông Nam Á niêm yết tại Hoa Kỳ. “Các công ty trong khu vực có sự tăng trưởng vượt bậc. Nhiều công ty hiện tăng trưởng về cả số lượng lẫn quy mô” đồng thời trong các ngành liên quan đến Nasdaq như công nghệ, chăm sóc sức khỏe, hậu cần tiêu dùng cũng như robot, McCooey cho biết. “Các công ty quan tâm đến thị trường Hoa Kỳ và đang phát triển.”

Trong số 18 công ty châu Á-Thái Bình Dương nộp đơn F-1 kể từ tháng 12, bốn công ty đến từ Singapore, bao gồm CytoMed Therapeutics, công ty công nghệ sinh học, và công ty phần mềm IMMRSIV.

“Có rất nhiều tiền đã rời khỏi các khu vực khác của châu Á đến Singapore. Nơi được xem như một Thụy Sĩ của Đông Nam Á, nồng hậu cũng như thân thiện,” ông nói. “Rất nhiều người cũng như doanh nghiệp cảm thấy thoải mái ở đó, cùng với môi trường kinh doanh rất tốt. Hiện tại có rất nhiều yếu tố có lợi cho Singapore. Và sau đó, rõ ràng, do một số căng thẳng địa chính trị đang diễn ra, các công ty sẽ cố gắng thoát khỏi mức tác động đó.

Mặc dù gần đây Ấn Độ không có nhiều công ty niêm yết trên sàn Nasdaq do hạn chế của quốc gia này đối với việc niêm yết trực tiếp ở nước ngoài (các công ty phải niêm yết tại quê nhà trước), McCooey cho biết ông cũng lạc quan rằng nhiều doanh nghiệp từ quốc gia đó cũng sẽ tìm cách khai thác thị trường Hoa Kỳ.

Biên dịch: Gia Nhi

Xem thêm: Tổng giá trị tài sản của các tỉ phú Trung Quốc năm 2022 giảm 39%