Các doanh nghiệp xác định “sống chung” với COVID-19, làm sao vừa giữ an toàn cho người lao động vừa giải quyết khó khăn của chuỗi cung ứng để phục hồi sản xuất, giữ thị trường.
Khôi phục lại hoạt động sản xuất ở thời điểm này gặp rất nhiều khó khăn về chuỗi cung ứng, giữ an toàn cho người lao động, chi phí tăng…, tuy nhiên nhiều doanh nghiệp cho biết buộc phải chấp nhận để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm giữ thị trường.
Chia sẻ tại tọa đàm về Kinh nghiệm sản xuất tại chỗ do Hội doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức tối 25.9, ông Lý Ngọc Minh, nhà sáng lập gốm Minh Long I cho biết, sau gần hai tháng ngưng hoạt động vì có ca nhiễm, công ty đang tính chuyện khởi động trở lại. “Bởi lẽ tết đã gần kề, khách hàng nước ngoài kêu gọi xuất hàng và công nhân cũng tha thiết muốn đi làm,” ông Minh nó.
Tuy nhiên, mở cửa như thế nào để đảm bảo an toàn đang là bài toán hóc búa với các doanh nghiệp. Ông Minh cho biết, việc thực hiện “3 tại chỗ” là không khó với công ty nhờ tòa nhà cao tầng có sức chứa hàng trăm người nhưng vẫn không khả thi vì “tứ phía” đều có ca nhiễm và cũng không thể không cho phép công nhân về thăm nhà trong nhiều tháng.
Nhà máy của thương hiệu sản xuất gốm sứ hàng đầu Việt Nam đặt tại Bình Dương, một trong những địa phương đang chịu ảnh hưởng nặng nền nhất của đợt bùng phát dịch bệnh hiện nay.
Tương tụ, ông Nguyễn Lâm Viên, chủ tịch công ty Vinamit cho biết, sẽ “bằng mọi giá” đưa các nhà máy động trở lại dù còn rất nhiều khó khăn. Thứ nhất, chuỗi cung ứng đứt gãy khiến nhà cung cấp của họ ngừng hoạt động. Mới đây nhất, nhà cung cấp bao bì cho Vinamit mấy chục năm qua phải ngừng hoạt động do có ca nhiễm, buộc họ phải tìm nguồn thay thế.
Thứ hai, các nhà máy đặt ở các tỉnh thành khác nhau đang phải thực hiện các quy định khác nhau của từng địa phương. Việc xét nghiệm hiện nay khiến công nhân rất mệt mỏi, việc sản xuất khi chưa có sự khoải mái thì “khiến tất cả đều khổ”. Tuy nhiên theo ông Viên “trong điều kiện khó khăn vẫn phải cố gắng.”
Đối với tập đoàn Mỹ Lan, nhiều tháng nay doanh nghiệp đã thực hiện “3 tại chỗ” với 350 nhân viên và may mắn chưa có ca nhiễm. Dù vậy công ty vẫn lên phương án sống chung với dịch bằng cách tận dụng năng lực công nghệ của chính công ty để giảm thiểu rủi ro: hệ thống giám sát camera tự động kết hợp AI cảnh báo thân nhiệt; áp dụng phương pháp CNOK (chính xác – nhanh chóng – ổn định tâm lý và kinh tế); tự nghiên cứu xét nghiệm nhanh kháng nguyên hàng ngày luân phiên cho nhân viên để tiết kiệm chi phí và dễ dàng phát hiện người nhiễm để cách ly.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Thanh Mỹ, chủ tịch Mỹ Lan, thời gian thực hiện “3 tại chỗ” công ty chỉ hoạt động với 40% nhân lực. Đây cũng sẽ là áp lực khi mở cửa trở lại, các nhân viên nghỉ việc trở về các địa phương có thể không quay lại, doanh nghiệp lại phải tuyển người mới, phải sàng lọc. “Dịch chuyển lao động sẽ xảy ra, chiến lược nhân sự với doanh nghiệp thời gian tới sẽ rất quan trọng,” ông Mỹ nói.
Dù khó khăn hiện tại các doanh nghiệp vẫn đánh giá triển vọng kinh doanh khả quan trong thời gian tới. Theo ông Viên, thị trường bán lẻ sẽ bùng nổ sau thời gian dài nhu cầu bị dồn nén vì mọi người ở nhà. Tuy nhiên, sức mua vẫn tập trung nhiều vào hàng thiết yếu.
Trong khi ông chủ của Minh Long cho rằng sẽ lạc quan khi thị trường vào dịp tiêu thụ cuối năm” dù không bằng năm trước nhưng sẽ không đến mức bi quan”. Với Mỹ Lan, thị trường xuất khẩu sẽ tiếp tục tốt như thời gian qua, thị trường nội địa đang mất doanh thu do dịch nhưng sẽ phục hồi.
Các doanh nghiệp cũng đặt kỳ vọng vào cam kết mở cửa, sống chung với dịch và tin rằng “Chính phủ đã nhìn thấy vấn đề cũng như có cách giải quyết,” theo ông Minh. Trong khi theo ông Mỹ những ngày tệ nhất đã qua và sắp tới sẽ tốt hơn khi việc điều hành chính sách không xen lấn vào việc điều hành doanh nghiệp như không bắt đóng cửa toàn bộ nhà máy khi có ca nhiễm, buộc xét nghiệm cách vô lý và lãng phí…
Theo forbes.baovanhoa.vn (https://forbes.baovanhoa.vn/__trashed-8)
1 năm trước
1 tuần trước
1 tuần trước
3 năm trước
Nền kinh tế nhập siêu 2 tỉ USD trong chín tháng1 năm trước
Bán lẻ hiện đại: Bán sự hài lòng1 tháng trước
Hành trình đến vị thế nhà cung ứng số 1 của HTMP2 năm trước
Phục hồi kinh tế: Cần nhìn xa hơn đại dịch