Quốc tế

8 chiêu trò lừa đảo với khách du lịch

Share
this:

Khi đi du lịch tại những điểm đến mới, khách du lịch cần phải nắm rõ những chiêu trò lừa đảo phổ biến này để nâng cao cảnh giác.

Khi đến khu vực có đông khách du lịch, bạn không muốn mình trở mục tiêu của những chiêu trò lừa đảo và làm hỏng chuyến đi. Trong khi những chiêu trò lừa đảo này xảy ra ở mọi nơi trên thế giới, bạn có thể gặp nhiều hơn tại quốc gia nơi bạn xa lạ với văn hóa và phong tục tập quán địa phương.

Dưới đây là 8 chiêu trò lừa đảo phổ biến mà bạn nên chú ý.

Khách du lịch có thể gặp nhiều tình hướng lừa đảo khu du lịch nước ngoài. Ảnh: In Pictures Via Getty Images

WiFi công cộng

Hãy cảnh giác với Wifi miễn phí không yêu cầu mật khẩu, vì có thể bạn đang truy cập vào điểm phát WiFi do tin tặc tạo ra và giúp các đối tượng này dễ dàng xâm nhập vào máy tính hoặc điện thoại của bạn.

Nên làm gì

Thay vì đăng nhập ngay vào WiFi đầu tiên mà bạn nhìn thấy ở quán cà phê, cửa hàng hay không gian công cộng, hãy hỏi nhân viên ở đó để xác minh thông tin đăng nhập. Các loại giấy ghi thông tin như thực đơn cũng có thể có thông tin về WiFi.

Cổng sạc USB giả

Có lẽ bạn từng nhìn thấy những trạm sạc điện thoại công cộng tại khu vực sau khi kiểm tra an ninh tại các nhà ga hành khách của sân bay, và gần như an toàn để sử dụng vì đặt ở nơi hạn chế ra vào. Tuy vậy, bạn nên cảnh giác khi cắm điện thoại vào dạy sạc công cộng tại các trung tâm thương mại hoặc khu vực công cộng.

Chiêu trò lừa đảo này có thể hiển thị phần trăm pin đang sạc khi cắm điện thoại của bạn vào đúng dây sạc, nhưng thực chất la đang cài đặt phần mềm độc hại vào thiết bị và đánh cắp thông tin cá nhân của bạn.

Nên làm gì

Nếu được, hãy mang theo dây sạc riêng và cắm trực tiếp vào đầu sạc. Một giải pháp khác là bỏ thêm sạc dự phòng vào vali của bạn.

Thiết bị skimmer tại ATM

Chiêu trò lừa đảo tại các máy ATM có tần suất xảy ra rất thấp do nhiều khách du lịch thanh toán bằng thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ tích hợp chip điện tử. Tuy vậy, trường hợp này vẫn có khả năng diễn ra và bạn nên kiểm tra đầu dọc thẻ tại các ATM và trạm đổ xăng tự phục vụ trước khi bỏ thẻ vào.

Có nhiều hình thức lừa đảo tinh vi hơn với hai người đi loanh quanh máy ATM. Thông thường, một người đóng giả làm người đứng xem và nói với người còn lại đang cố gắng rút tiền rằng ATM gặp sự cố. Thế là những khách du lịch không mảy may nghi ngờ đến rút tiền và được đối tượng giúp đỡ, nhưng họ lại đang bỏ thẻ của mình vào một thiết bị skimmer đánh cắp thông tin.

Nên làm gì

Giải pháp ở đây là kiểm tra đầu đọc thẻ và kéo một lức mạnh trước khi đưa thẻ vào. Để chắc chắn hơn, bạn có thể đến các ATM bên trong phòng chờ của ngân hàng hoặc địa điểm đáng tin cậy, khi ít có khả năng bị ngụy tạo.

Móc túi

Có đa dạng các chiêu trò móc túi khác nhau và dưới đây là ba hình thức phổ biến nhất:

  • Va chạm: Khi đang ở nơi rất đông người, một người lạ mặt sẽ vờ đụng vào người bạn và lấy đi món đồ từ trong túi quần của bạn. Chiêu trò này gần như diễn ra trên vỉa hè đông người đi lại hoặc tại nhà ga tàu lửa.
  • Vết nước hoặc vết bẩn trên người: Một vài đối tượng có thể nói rằng có vết nước hoặc phân chim trên quần áo của bạn. Sau đó, họ tiến lại gần để kiểm tra hoặc lau chùi và lấy trộm tài sản của bạn.
  • Giả làm người địa phương thân thiện: Một nhóm người dân địa phương có thể tỏ ra thân thiện với bạn và rất khó để có thể cảnh giác toàn bộ khi nhiều người đứng gần. Một trong số đó sẽ nhân cơ hội để trộm món đồ gì đó từ phần có dây kéo trên vali của bạn, chẳng hạn như laptop.

Những thủ đoạn này đã tồn tại từ lâu và được áp dụng đến ngày nay. Một ví dụ là tiểu thuyết “The Artful Dodger” của Charles Dickens vào năm 1838, với nhân vật Oliver Twist lấy trộm khăn tay, đồng hồ và những món đồ giá trị khác.

Nên làm gì

Cân nhắc để những món đồ có giá trị của bạn ở nhà hoặc bỏ các món đồ nhỏ và tài liệu vào dây đeo an toàn. Bạn cũng nên giữ các món đồ quan trọng ngay bên người.

Tặng đồ trang sức và món quà rẻ tiền

Tại những điểm du lịch ở những quốc gia nổi tiếng có thể xuất hiện các đối tượng lừa đảo tỏ ra thân thiện và tặng bạn món quà có giá trị nhỏ như nhẫn, hoa hồng hoặc bong bóng cho trẻ em. Đó đều là thành ý cho đến khi họ yêu cầu bạn trả tiền.

Nên làm gì

Nếu có thẻ, hãy tránh xa họ và từ chối khi họ tiến lại gần bạn thay vì bắt chuyện. Nếu quá trễ để làm điều đó, cố gắng trả lại món đồ và nói bạn “không”.

Đồng hồ tính tiền của taxi bị hư

Đây là chiêu trò lừa đảo trên taxi phổ biến nhất khi đưa bạn tới điểm đến và báo giá quá cao. Tuy các taxi hoạt động bên ngoài sân bay và khách sạn trong có vẻ đáng tin cậy, nhưng tài xế có thể nói rằng đồng hồ tính tiền bị hư hoặc hiển thị không chính xác giá cước. Cũng có trường hợp đồng hồ tính tiền hoạt động, nhưng xe taxi không được cấp phép.

Nên làm gì

Chỉ nên sử dụng dịch vụ taxi có giấy phép hoạt động và cố gắng thương lượng về giá cước trước khi bước vào xe. Tại các sân bay quốc tế, bạn sẽ thấy quầy dịch vụ taxi để đặt vé mà bạn có thể đưa cho tài xế.

Bạn cũng có thể đặt xe qua Uber, Lyft hoặc dịch vụ đi chung xe nội địa. Các ứng dụng đi chung xe báo trước giá cước kèm theo những tính năng an toàn để bảo vệ tài xế.

Lừa đảo bằng xe Tuk-Tuk

Chiêu trò lừa đảo bằng xe Tuk-Tuk thường diễn ra tại các nước châu Á, nơi loại hình vận chuyển này vô cùng phổ biến và cũng nổi tiếng trên thế giới ở những khu đô thị đông dân.

Khách du lịch thích các tour thăm quan bằng xe Tuk-Tuk để ghé thăm các cửa hàng và chiêm ngưỡng những điểm đáng nhớ. Tuy vậy, những tour thăm quan là chuyến đi dài đến các cửa hàng nơi tài xế sẽ nhận hoa hồng từ chủ cửa hàng. Nhưng tour thăm quan như vậy mất nhiều thời gian và không đến điểm du lịch nổi bật như bạn mong muốn.

Nên làm gì

Hãy tìm các đơn vị vận hành xe Tuk-Tuk uy tín trên trang Airbnb Experiences hoặc những nền tảng du lịch đáng tin cậy khác. Bạn cũng nên tránh các loại tour giá rẻ hoặc miễn phí, khi điều này gần như mang đến trải nghiệm khó chịu.

Xe máy hay moto nước hư hỏng

Nếu đang thuê xe máy, moto nước hoặc phương tiện tương tự, chủ sở hữu có thể đổ lỗi cho người thuê làm hư hỏng hoặc phá hoại. Tại các quốc gia trên thế giới, chủ phương tiện có thể giữ hộ chiếu hoặc các loại giấy tờ cá nhân khác của bạn đến khi nào bạn chi trả tiền sửa chữa.

Nên làm gì

Hãy kiểm tra bất kỳ hư hỏng nào trước khi đồng ý thuê phương tiện hoặc báo lại với chủ sở hữu nếu có bất kỳ vấn đề nào. Bạn cũng nên chụp hình hoặc quay video tại nơi làm thủ tục.

Trong trường hợp thuê qua ngày, cố gắng giữ gìn phương tiện tại khu vực bảo vệ ít gây ra hư hỏng hoặc hành vi phá hoại. Các đối tượng lừa đảo có dịch vụ cho thuê có thể thuê người khác tới tháo gỡ bộ phận vào thời điểm bạn đang ngủ, nhưng sẽ lắp vào lại sau khi trả tiền bồi thường thiệt hại.

Xem đánh giá của khách hàng về dịch vụ cho thuê có thể giúp bạn tránh những chiêu trò lừa đảo khi đi du lịch.

Tổng kết

Ngay cả những khách du lịch đã chuẩn bị từ trước vẫn có thể rơi vào “tầm ngắm” của các đối tượng lừa đảo. Hãy cảnh giác với những tình huống có thể xảy ra để dễ dàng đề phòng hơn. Tin vào trực giác của bản thân cũng có thể giúp bạn cảm thấy tự tin hơn và tránh các tình huống xấu.

Biên dịch: Minh Tuấn

Theo forbes.baovanhoa.vn (https://forbes.baovanhoa.vn/8-chieu-tro-lua-dao-voi-khach-du-lich)