Khi môi trường và hình thức làm việc đang thay đổi nhanh chóng trong thời đại mới, 10 kỹ năng sau đây sẽ giúp các nhà lãnh đạo hoàn thiện hơn nữa.
Với sự nổi lên từ nền kinh tế gig và nhiều công ty áp dụng cơ cấu tổ chức linh hoạt hơn, đây là thời điểm thích hợp để nhìn lại những điểm làm nên một nhà lãnh đạo giỏi. Trong môi trường làm việc đang thay đổi nhanh chóng, khả năng lãnh đạo sẽ tập trung vào khía cạnh con người hơn bao giờ hết. Có thể bạn đang giám sát dự án yêu cầu một số thành viên trong phòng ban cùng nhau thực hiện. Hay bạn làm việc tự do, bán thời gian, cộng tác với những người có cùng vai trò khác. Hoặc có thể bạn giữ vai trò quản lý truyền thống. Bất kể ở vị trí làm việc nào, khả năng lãnh đạo để giúp mọi người phát huy tối đa những gì tốt nhất sẽ là một phần quan trọng để đi đến thành công.
Để trở thành một nhà lãnh đạo giỏi đòi hỏi chúng ta cần phải hoàn thiện cùng lúc nhiều kỹ năng khác nhau. Dưới đây sẽ là 10 kỹ năng quan trọng dành cho các nhà lãnh đạo, bên cạnh một vài điểm lưu ý để phát triển chúng.
1. Khơi gợi động lực cho người khác
Khả năng thúc đẩy người khác đều là một phần trong việc truyền cảm hứng để mọi người trở thành phiên bản tốt nhất của họ. Vậy làm thế nào để bạn có thể thúc đẩy người khác tốt hơn?
Đảm bảo mọi người biết rằng công việc của họ có vai trò quan trọng và đóng góp vào tầm nhìn của công ty.
Làm rõ về những gì bạn muốn mọi người thực hiện, lý do và khi nào. Hơn hết, cho mọi người quyền tự quyết cách họ hoàn thành công việc được giao.
Đánh giá cao và dành lời khen khi họ hoàn thành công việc.
2. Nuôi dưỡng người có tiềm năng
Không phải năng suất, mà những nhà lãnh đạo giỏi nhìn vào nhân viên tiềm năng. Dưới đây là ba cách trong việc ươm mầm nhân viên tiềm năng:
Đừng mắc sai lầm khi buộc mọi người phải tư duy và làm giống như bạn. Hãy khuyến khích họ tư duy và làm theo cách của bản thân.
Hãy nói với mọi người rằng đôi khi thất bại là không thể tránh khỏi. Đó là cách truyền cảm hứng giúp mọi người không ngại rủi ro, bước ra khỏi vùng an toàn và thử nghiệm những ý tưởng mới.
Đừng để mọi người trở nên tự mãn, mà hãy khuyến khích họ phát triển các kỹ năng của bản thân và suy nghĩ về giai đoạn tiếp theo trong sự nghiệp ở bất kỳ lĩnh vực nào.
3. Truyền cảm hứng về lòng tin
Điều gì làm nên một nhà lãnh đạo đáng tin cậy? Hãy làm theo những biểu hiện sau đây:
Thể hiện tấm gương đạo đức. Hãy thể hiện sự trung thực và minh bạch, giữ đúng lời hứa và chắc chắn rằng lời nói đi đôi với việc làm.
Làm rõ giá trị của bạn và tôn trọng những giá trị đó.
Đấu tranh cho những gì bạn tin tưởng.
4. Nhận và chia sẻ trách nhiệm
Những nhà lãnh đạo giỏi biết nhận trách nhiệm, nhưng cũng nhận thức rằng khi nào nên giảm bớt và san sẻ trách nhiệm với những người khác. Khi làm điều đó, cố gắng:
Đánh giá điểm mạnh của những người xung quanh và chia sẻ trách nhiệm một cách hợp lý.
Đảm bảo rằng mọi người có lượng kiến thức, nguồn tài nguyên và công cụ cần thiết để hoàn thành công việc.
Đưa ra quyết định về cách bạn giám sát quá trình làm việc mà không cần phải kiểm soát chặt chẽ. Ví dụ như bạn có thể chấp thuận về cách và mốc thời gian mọi người báo cáo công việc, cũng như hướng tốt nhất để họ đặt bất kỳ câu hỏi nào.
5. Tư duy chiến lược
Để tư duy chiến lược đòi hỏi những nhà lãnh đạo đưa ra góc nhìn bao quát hơn để có thể giải quyết các vấn đề trong việc kinh doanh và vạch ra kế hoạch dài hạn cho tương lai. Để nâng cao các kỹ năng trong tư duy chiến lược:
Lưu ý về sự khác biệt giữa “cấp bách” và “quan trọng”. Những công việc cấp bách có thể tốn nhiều thời gian và sức khỏe của bạn, và có rất ít khoảng trống cho các phần việc quan trọng từ góc nhìn toàn cảnh nhưng không gấp gáp. Liên tục nhắc nhở bản thân về những ưu tiên và quản lý thời gian hợp lý.
Sử dụng tư duy chiến lược để thu thập dữ liệu và đưa ra những giải pháp cho các câu hỏi mang tính chiến lược cấp thiết nhất, như “ công ty sẽ phát triển như thế nào trong 3-5 năm nữa?”
Đừng dựa vào phán đoán hay linh cảm khi trả lời những câu hỏi trên.
6. Đề ra mục tiêu và kỳ vọng cho mọi người
Đề ra những mục tiêu là một cách tuyệt vời để thúc đẩy năng suất làm việc. Tuy vậy, bạn có từng cân nhắc cách đặt mục tiêu theo hướng năng động hơn không?
Có thể bạn sẽ muốn cân nhắc về mô hình quản trị OKR (Mục tiêu và Kết quả then chốt) thay vì theo cách quản trị truyền thống từ trên xuống (nhà lãnh đạo đề ra mục tiêu chiến lược, rồi những người quản lý truyền đạt xuống phòng ban và nhân viên).
Khi thực hiện OKR, nhà lãnh đạo đặt ra một vài OKR chiến lược cho hoạt động kinh doanh, sau đó từng phòng ban và nhân viên lập ra OKR riêng để đóng góp vào mục tiêu của công ty.
OKR nên đơn giản và linh hoạt. Đừng nên đặt mục tiêu theo từng năm, OKR chủ yếu thực hiện theo từng tháng hoặc từng quý.
7. Đưa ra và nhận về phản hồi
Những nhà lãnh đạo giỏi có khả năng đưa ra và nhận về phản hồi tích cực lẫn tiêu cực (góp ý mang tính xây dựng). Khi góp ý mang tính xây dựng tới mọi người:
Đừng trì hoãn. Bạn không muốn người nào đó cảm thấy ngột ngạt bởi một danh sách dài về toàn bộ những gì họ làm sai. Thay vào đó, thực hiện từng bước theo những cuộc trò chuyện thông thường, khi bạn có thể đưa ra và nhận về phản hồi.
Đừng nhầm lẫn giữa góp ý mang tính xây dựng với lời khen. Tuy thường xuyên khen ngợi mọi người là điều quan trọng, nhưng tôi sẽ không làm điều đó khi đang đưa ra phản hồi mang tính xây dựng. Khi bạn xen lẫn những nhận xét tích cực và tiêu cực, có khả năng là người đó chỉ lắng nghe điều điều tốt đẹp.
Hãy tỏ ra dứt khoát, đừng theo cảm xúc. Chỉ xem đó như cuộc trò chuyện thẳng thắn, đưa ra những ví dụ rõ ràng và cụ thể thay vì quan điểm dựa trên cảm xúc.
8. Xây dựng tính gắn kết
Nhà lãnh đạo giỏi như một huấn luyện viên bóng đá, khi họ lựa chọn những thành viên tốt thực hiện các vai trò khác nhau và tạo thành đội hình gắn kết. Trong đó:
Lưu ý là mỗi cá nhân sẽ có những kỹ năng và trải nghiệm của riêng họ, có động lực về những thứ khác nhau, phong cách làm việc khác nhau….Hãy tận dụng điều này thay vì bắt mọi người phải có cùng lối hành xử.
Kết nối giữa người với người, thể hiện sự quan tâm và lắng nghe lẫn nhau, đối xử với mọi người bằng sự tôn trọng và uy nghiêm, cũng như hỗ trợ lẫn nhau là những hành vi ứng xử bạn muốn ghi nhận.
Góp ý và tưởng thưởng khi hoàn thành tốt công việc.
9. Điều tích cực
Nếu bạn thể hiện thái độ tiêu cực như “không làm được đâu, cái này quá tệ, tại sao chúng tôi lại quan tâm”, điều đó sẽ nhanh chóng ảnh hưởng đến đội ngũ nhân sự của bạn. Dưới đây là cách lãnh đạo với sự tích cực:
Suy nghĩ thấu đáo về ngôn ngữ bạn sử dụng trong lời nói và câu viết. Sử dụng những từ mang ý nghĩa tích cực, với ví dụ đầu tiên là thay vì viết là “khó khăn” thì viết thành “cơ hội”.
Dành lời khen cho những thành quả lớn và nhỏ. Thường xuyên nhấn mạnh vào những thành công nhỏ có thể tạo sức lan tỏa như thi thoảng chúc mừng cho những thành công lớn.
Hạn chế việc phàn nàn trước đội ngũ nhân sự của bạn. Trong bộ phim Saving Private Ryan (Giải cứu binh nhì Ryan), nhân vật của Tom Hanks có câu thoại “Phải theo thứ tự. Phàn nàn đi lên, chứ không đi xuống. Luôn đi lên”
10. Chân thành
Nhà lãnh đạo đích thực là yếu tốt quan trọng để xây dựng lòng tin. Bên cạnh việc thể hiện tấm gương đạo đức, bạn sẽ muốn:
Tạo thói quen về tự nhận thức. Một nhà lãnh đạo giỏi biết rõ về những điểm yếu cũng như điểm mạnh của mình.
Thay vì che giấu đi, hãy mở lòng về những điểm yếu đó.
Sống đúng với bản thân tại nơi làm việc, thay vì thể hiện một tính cách khi làm việc và còn lại sau giờ làm việc.