Ngày 16.3, công ty hàng không vũ trụ đang gặp khó khăn Virgin Orbit của tỉ phú Richard Branson thông báo sẽ dừng hoạt động.
Ngoài ra, truyền thông đưa tin công ty cho hầu như toàn bộ nhân viên nghỉ phép không hưởng lương, trong khi cố gắng tìm kiếm nguồn vốn đầu tư sau khi nhiệm vụ phóng tên lửa đầu tiên từ đất Anh thất bại hồi tháng Giêng.
Virgin Orbit thông báo “tạm dừng hoạt động” trên toàn công ty trong hồ sơ gửi đến ủy ban Chứng khoán và Giao dịch, cho biết hoạt động công ty chính thức tạm dừng vào ngày 17.3 và sẽ kéo dài gần một tuần trong khi công ty “thực hiện nhiều cuộc thương lượng với các nguồn đầu tư tiềm năng cũng như tìm kiếm cơ hội chiến lược.”
Nhiều nguồn tin biết rõ về tình hình của công ty nói với Reuters rằng “gần như tất cả” 660 nhân viên của Virgin Orbit tạm thời nghỉ không hưởng lương. (Virgin Orbit không trả lời phỏng vấn của Forbes để có thêm thông tin chi tiết).
CEO Dan Hart nói với nhân viên trong tin nhắn Reuters có được rằng nhân viên tạm thời nghỉ trong khi chờ đợi công ty sắp xếp kế hoạch đầu tư.
Đợt cho nghỉ phép này xảy ra khi công ty dò xét nhiệm vụ phóng tên lửa đầu tiên từ đất Anh thất bại trong tháng 1, và sau khi công ty báo cáo khoản lỗ 43 triệu USD trong quý ba vào tháng 11 – mặc dù công ty huy động được khoảng 55 triệu USD thông qua việc bán trái phiếu chuyển đổi cho Virgin Investments của Branson, bao gồm cả đợt bán gần đây nhất trị giá 10 triệu USD trong tháng 1, như một biện pháp bù đắp.
Ngày 16.3, cổ phiếu của Virgin Orbit giảm hơn 32%, xuống mức thấp kỷ lục 68 xu (cổ phiếu giảm hơn 62% trong năm nay).
Branson thành lập công ty phóng vệ tinh Virgin Orbit vào năm 2017, và công ty đã hoàn thành lần phóng tên lửa thương mại thành công đầu tiên vào đầu năm 2021. Công ty hợp tác với Virgin Galactic, công ty du lịch hàng không vũ trụ đưa khách hàng trả tiền đến rìa vũ trụ, bao gồm cả Branson và ba nhân viên, những người đưa con tàu bay vào quỹ đạo trong tháng 7.2021. Branson niêm yết Virgin Orbit trên sàn Nasdaq sau một tháng thực hiện chuyến bay Virgin Galactic.
Forbes ước tính giá trị tài sản ròng của Branson đạt 3 tỉ USD, trở thành người giàu thứ 932 trên thế giới. Branson, 72 tuổi, gây dựng tài sản thông qua công ty kinh doanh băng đĩa ông bắt đầu cách đây 50 năm có tên là Virgin Records, được ông bán lại với giá 1 tỉ USD vào năm 1992.
Ông cũng sở hữu nhiều công ty “Virgin,” bao gồm công ty du lịch vũ trụ Virgin Galactic và hãng hàng không Virgin Atlantic, đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản vào tháng 8.2020 đồng thời sa thải 3.550 nhân viên.
Virgin Orbit cho nhân viên nghỉ diễn ra trong bối cảnh nhiều công ty công nghệ lớn và các hãng sản xuất lớn như SiriusXM, Tyson Foods, Citigroup và Waymo sa thải hàng loạt chỉ riêng trong tháng này. Tình trạng sa thải nhân viên tăng mạnh vào mùa hè năm ngoái, khi lạm phát đạt mức cao nhất trong 40 năm, thị trường nhà đất hạ nhiệt đáng kể đồng thời nhà kinh tế cảnh báo suy thoái sắp xảy ra.
Gần đây nhất Meta, công ty mẹ của Facebook và Instagram, giảm 10.000 vị trí trong đợt sa thải thứ hai sau bốn tháng — nâng tổng số nhân viên bị sa thải tại công ty truyền thông xã hội khổng lồ lên 21.000.
Ngày 16.3, các nhà phân tích tại Goldman Sachs nâng chỉ số suy thoái sau sự sụp đổ của ba ngân hàng khu vực làm rung chuyển thị trường chứng khoán đồng thời khiến nhiều nhà kinh tế lo sợ về sự lây lan trên toàn hệ thống—đoán rằng 35% khả năng xảy ra suy thoái ở Hoa Kỳ trong 12 tháng tới, tăng từ ước tính 25% trước đây.
Biên dịch: Gia Nhi
Xem thêm: Virgin Galactic hoãn du hành không gian thương mại
Theo forbes.baovanhoa.vn (https://forbes.baovanhoa.vn/virgin-orbit-cua-ti-phu-richard-branson-dung-hoat-dong)
11 tháng trước
Blue Origin sẽ phóng tên lửa New Shepard vào ngày 18.122 năm trước
“Thời phục hưng” của hàng không vũ trụ