Những công nghệ mới như metaverse sẽ mở ra hướng đi mới cho lĩnh vực hội họa về khả năng sáng tạo, quyền tác giả và tiêu thụ tác phẩm.
Internet tương lai được dự báo sẽ cách mạng hóa cách con người tương tác với thế giới ảo. Không chỉ dừng lại ở video game và nền tảng mạng xã hội, công nghệ này có thể trở thành ranh giới mới giữa các họa sĩ và những người sưu tầm nghệ thuật.
Là những người đi tiên phong về khả năng đổi mới và sáng tạo, thế giới ảo của metaverse sẽ trở thành “bản vẽ” mới nơi các họa sĩ thể hiện phong cách nghệ thuật. Metaverse sẽ giúp các họa sĩ sáng tạo nên những tác phẩm mới, giới thiệu phong cách nghệ thuật của mình tới công chúng trên toàn thế giới và nhận về số tiền tương xứng với công sức đã bỏ ra.
Hãy tìm hiểu xem công nghệ mang tính tương lai này sẽ mang lại những gì cho các họa sĩ và nhà sưu tầm, nhìn vào những khả năng và thảo luận về cách họa sĩ có thể vận dụng metaverse.
Khai phá tiềm năng về sự giao thoa giữa nghệ thuật và công nghệ Web3
Không gian sáng tạo trong thế giới ảo ngày càng trở nên phổ biến, trong bối cảnh con người đang có những bước tiến mạnh mẽ hơn vào kỷ nguyên kỹ thuật số. Không còn bị giới hạn bởi những công cụ và không gian sáng tạo nghệ thuật truyền thống, các họa sĩ đang chuyển hướng sang những công nghệ mới để định hình lại biên giới về khả năng sáng tạo.
Dẫn đầu xu hướng tiên phong này là công nghệ Web3, một tập hợp gồm nền tảng phi tập trung, hệ thống blockchain, hứa hẹn đổi mới hoạt động sáng tạo nghệ thuật, quyền tác giả và tiêu thụ tác phẩm.
Dưới đây là ba hướng đi mà công nghệ Web3, cụ thể là NFT, sẽ giúp các họa sĩ kiểm soát quyền sở hữu tác phẩm của mình, bao gồm cách chúng được bán và sử dụng như thế nào:
Tận dụng cuộc cách mạng AI trong hội họa
AI tạo sinh nổi lên như một trong những công cụ ưu việt thay đổi và mở ra hướng đi mới cho lĩnh vực hội họa. Là sự giao thoa giữa công nghệ và khả năng sáng tạo, các thuật toán của AI tạo sinh đóng vai trò như “trợ lý ảo” hỗ trợ các họa sĩ sáng tác ra những tác phẩm hội họa độc đáo về giá trị thẩm mỹ.
Các họa sĩ sẽ sử dụng thuật toán hoặc câu lệnh để AI hiểu về bức tranh và tạo ra tác phẩm hội họa, mang đến sự kết hợp thú vị giữa năng lực sáng tạo của con người và khả năng từ máy móc. Kết quả cho ra tác phẩm, vốn không thể đoán trước do bản chất của thuật toán, thường có động lực, sự phức tạp và quy mô độc đáo mà con người không thể tự mình làm được.
Quá trình đầy sáng tạo này có thể tạo ra vô vàn tác phẩm nghệ thuật, với mỗi tác phẩm có bản sắc độc đáo riêng dựa trên thuật toán gốc. Từ việc kết hợp phong cách nghệ thuật từ AI tạo sinh và Web3, các họa sĩ có thể tác ra tác phẩm NFT, nhấn mạnh vào tính xác thực và độc đáo. Không chỉ định nghĩa lại khái niệm về tính độc đáo trong nghệ thuật, điều này còn trở thành nền tảng mới mang lại nguồn thu cho các họa sĩ từ sản phẩm của mình trên không gian ảo.
Do đó, sự kết hợp giữa AI tạo sinh và các loại công nghệ mới gồm NFT, blockchain và hợp đồng thông minh sẽ mở ra ranh giới mới cho xu hướng hội họa kỹ thuật số.
Một ví dụ là Art Blocks, nền tảng trên Ethereum cho phép các nhà sưu tầm đầu tư vào các bức tranh NFT độc đáo. Nền tảng này đã ghi nhận hơn 1 tỉ USD giá trị giao dịch chính và thứ cấp.
Đổi mới không gian trưng bày
Metaverse đang số hóa không gian trưng bày nghệ thuật, thành những triển lãm ảo nơi các họa sĩ có thể giới thiệu tác phẩm tới công chúng trên toàn thế giới, mà không bị bó buộc bởi hạn chế của không gian vật lý. Những phòng trưng bày trên metaverse có thể tồn tại dưới nhiều hình thức, từ môi trường thực tế ảo (VR) cho đến trang web 2D đơn giản.
Các phòng trưng bày trên metaverse có thể mang lại trải nghiệm tương tác sống động cho người xem. Người xem có thể khám phá không gian trưng bày ảo, tương tác với tác phẩm nghệ thuật, thậm chí là tham dự các sự kiện và buổi lễ ra mắt. Điều này giúp cho trải nghiệm thăm quan một phòng trưng bày trên metaverse trở nên hấp dẫn và đáng nhớ hơn việc chỉ xem tác phẩm trên nền tảng trực tuyến đơn thuần.
Một số sàn giao dịch NFT, đơn cử như SuperRare cũng đang mở các phòng trưng bày vật lý nơi mọi người có thể chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật dưới dạng kỹ thuật số. Mặc dù vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm, những phòng trưng bày tác phẩm NFT vật lý như vậy cho thấy metaverse có thể tương tác như thế nào với trải nghiệm trong thế giới thực.
Khi công nghệ metaverse tiếp tục phát triển, chúng ta sẽ nhìn thấy nhiều phòng trưng bày metaverse tinh vi và sáng tạo hơn nữa, mở ra những khả năng mới và thú vị cho các họa sĩ cũng như người yêu thích hội họa.
Sotheby’s gia nhập thị trường NFT
Sotheby’s, một trong những nhà đấu giá hàng đầu thế giới, đã là cái tên tiên phong về thị trường NFT. Nhà đấu giá này từng tổ chức một vài phiên đấu giá NFT nổi tiếng trên thế giới, bao gồm bộ sưu tập các tác phẩm NFT từ họa sĩ, nhạc sĩ và nhân vật nổi tiếng khác trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật. Sotheby’s hợp tác với nhiều sàn giao dịch và nền tảng NFT khác nhau, như Nifty Gateway và OpenSea, để tổ chức các phiên đấu giá.
Các NFT được mang ra đấu giá có thể là tác phẩm nghệ thuật, âm nhạc, vật phẩm sưu tầm kỹ thuật số hoặc bất kỳ hình thức nghệ thuật số nào khác. Thông thường, các bước tiến hành đấu giá bao gồm buổi triển lãm trước khi mở bán, nơi người mua tiềm năng có thể quan sát và kiểm tra NFT. Theo sau đó là giai đoạn đặt giá, với người mua có thể đưa ra mức giá cho NFT mong muốn. Phiên đấu giá khép lại với NFT được bán cho người trả giá cao nhất.
Việc Sotheby’s, một trong những nhà đấu giá uy tín nhất thế giới, gia nhập sân chơi NFT được xem như cột mốc quan trọng để phổ biến công nghệ này. Sotheby’s tổ chức bán đấu giá cho NFT là minh chứng về tính hợp pháp và giá trị ngày càng tăng của tài sản kỹ thuật số mới này.
Theo forbes.baovanhoa.vn (https://forbes.baovanhoa.vn/tuong-lai-cua-nganh-hoi-hoa-trong-thoi-dai-cong-nghe-moi)
2 năm trước
Startup metaverse BUD huy động gần 40 triệu USD