Bên cạnh hoàn tất thương vụ mua lại MaxiCoffee, Lavazza cũng tiết lộ kết quả kinh doanh tốt trong năm 2022, với doanh thu tăng 17,6% lên 2,7 tỉ euro (2,9 tỉ USD) so với năm 2021.
Lavazza Group đã hoàn tất thỏa thuận mua lại MaxiCoffee sau khi được các cơ quan quản lý cạnh tranh Pháp thông qua, giúp thương hiệu cà phê Ý sở hữu sàn thương mại điện tử có giá trị và tăng cường hơn nữa sự hiện diện tại một trong những thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới.
Lavazza sẽ chốt thỏa thuận mua lại MaxiCoffee, ghi nhận doanh thu vào khoảng 300 triệu euro (327 triệu USD), vào ngày 31.3 theo phê duyệt từ Cơ quan Bảo vệ Người tiêu dùng và Phòng chống Hàng giả Pháp (DGCCRF). Bên cạnh đó, thương vụ này sẽ giúp công ty có trụ sở tại Turin, Ý, sở hữu các thương hiệu gồm Lavazza, Carte Noire, Merrild và Kicking Horse, tăng cường sự hiện diện trong thị trường B2C (doanh nghiệp tới khách hàng).
Sàn thương mại điện tử của MaxiCoffee cung cấp khoảng 8.000 sản phẩm từ 350 thương hiệu cà phê khác nhau (từ hạt, đất cho đến viên nén), bên cạnh thiết bị gồm máy pha cà phê espresso, máy pha cà phê thông thường, máy xây cà phê và phụ kiện kèm theo. MaxiCoffee còn có mạng lưới 60 đại lý bán hàng trên toàn nước Pháp, trung tâm đào tạo cà phê có tên École du Café, và mô hình concept store phục vụ cả khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.
Antonio Baravalle, CEO của Lavazza Group, cho biết MaxiCoffee phần lớn vẫn sẽ hoạt động độc lập. “MaxiCoffee sẽ hoạt động theo hình thức quản lý hoàn toàn riêng biệt và giữ nguyên mô hình kinh doanh,” Baravalle cho biết trong thông cáo báo chí.
Nhà sáng lập của MaxiCoffee, Christophe Brancato vẫn sẽ giữ vai trò cổ đông chiếm quyền kiểm soát, cũng như vị trí chủ tịch và tiếp tục phát triển mô hình kinh doanh mà ông đã định hướng từ khi thành lập.
Gánh nặng từ chi phí tăng cao
Bên cạnh hoàn tất thương vụ mua lại MaxiCoffee, Lavazza cũng tiết lộ kết quả kinh doanh tốt trong năm 2022, với doanh thu tăng 17,6% lên 2,7 tỉ euro (2,9 tỉ USD) so với năm 2021 nhờ vào doanh số bán hàng từ thị trường quốc tế tăng lên. Để so sánh, đối thủ cạnh tranh “đồng hương” có quy mô nhỏ hơn là Illy chỉ đạt doanh thu 568 triệu euro (620 triệu USD) trong năm 2022, tăng trưởng 13,6%.
Trong khi đó, lợi nhuận thuần của Lavazza chỉ giảm nhẹ xuống 95 triệu euro (103 triệu USD) so với 105 triệu euro (114 triệu USD) của năm 2021, khi giá cà phê xanh, chi phí đóng gói sản phẩm, giá điện, gas và chi phí logistics, cũng như vận chuyển tăng lên. Nguyên nhân còn đến từ việc đồng đô la Mỹ trượt giá.
Theo dữ liệu từ Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), giá cà phê xanh tăng mạnh trong năm 2021 và chạm đỉnh vào tháng 4.2022, đến nay chỉ giảm xuống đôi chút.
Theo Lavazza, sở hữu hai cửa hàng cao cấp đặt tại Milan (Ý) và London (Anh), bên cạnh các cửa hàng cà phê nhượng quyền và nhà hàng tự phục vụ Eataly trên toàn thế giới, công ty duy trì được lợi nhuận nhờ vào doanh số bán hàng tăng, quản lý giá cả và giám sát chặt chẽ chi phí hoạt động. Công ty cũng chịu một phần đáng kể chi phí giá trị gia tăng và chỉ chuyển một phần trong đó sang khách hàng. Việc này giúp Lavazza duy trì doanh số bán hàng, với sản lượng tăng so với thị trường và giá trị hiệu suất phù hợp với năm 2022.
“Chúng tôi đã thành công trong việc giữ vững tăng trưởng doanh thu và duy trì biên lợi nhuận phù hợp với những năm trước đó. Để làm được điều này, công ty đã theo đuổi chiến lược tăng trưởng từ thị trường quốc tế, kết hợp với kiểm soát chi phí hoạt động,” Baravalle cho biết. Vị CEO này nhận định công ty vẫn gặp khó khăn về “chi phí tăng cao” và “sẽ chịu ảnh hưởng đáng kể trong năm 2023.”
Tuy chi phí khách hàng tăng, Lavazza vẫn ghi nhận doanh thu tăng cao hơn từ các cửa hàng cà phê và nhà hàng tự phục vụ, khi doanh số bán hàng tăng 26%. Tại thị trường quốc tế, Lavazza đưa ra bức tranh trái ngược từ tăng trưởng lượng hàng bán ra dựa trên giá trị tại Đức (18%), Mỹ (14%) và Ba Lan (28%). Trong khi đó Ý và Pháp thấp hơn lần lượt 1,5% và 6,1% sau khi giảm xuống trong năm 2021.