Công ty marketing Appier của vợ chồng Yu Chih-han và Winnie Lee đang tận dụng nền tảng AI để thúc đẩy lĩnh vực tiếp thị số.
Từ học giả trở thành doanh nhân, Yu Chih-han và vợ Winnie Lee biến Appier thành kỳ lân đầu tiên của Đài Loan niêm yết cổ phiếu. Giờ đây, họ đang đặt cược vào nhu cầu từ thế giới dành cho nền tảng trí tuệ nhân tạo (AI) của công ty marketing này.
Vào năm 2010, khi xác định vị trí tại một bãi đậu xe ở Boston, Yu Chih-han nhận ra có cách làm tốt hơn. Nhiều năm trước, sinh viên ngành khoa máy tính đã thiết kế phần mềm AI cho xe tự hành trong một cuộc thi ở trường đại học.
“Đó là thời điểm tôi cảm thấy chúng ta không chỉ tạo ra AI để nghiên cứu học thuật, mà còn phổ biến rộng rãi hơn nữa cho việc kinh doanh,” nhà đồng sáng lập và CEO 43 tuổi của Appier – công ty phần mềm dạng dịch vụ (SaaS) đặt tại Đài Loan cho biết.
Cùng với vợ và giám đốc vận hành (COO) Appier – Winnie Lee, họ trình làng thế hệ tài năng công nghệ mới của Đài Loan có được thành công bên ngoài lĩnh vực phần cứng trụ cột tại đảo quốc này.
Cả hai đã biến Appier thành công ty có quy mô tỉ đô-la Mỹ (tại Đài Loan còn có hai kỳ lân khác là hãng xe tay ga điện Gogoro và công ty phần mềm 91App). Trong năm 2021, Appier thu về 270 triệu USD từ đợt phát hành công khai trên Sở Giao dịch Chứng khoán Tokyo (TSE), định giá công ty ở mức 1,4 tỉ USD.
Hiện nay, Appier hướng đến tăng trưởng hơn nữa tại Mỹ và những cách mới trong việc mở rộng danh mục sản phẩm, Yu Chih-han và Winnie Lee cho biết từ văn phòng tại Đài Bắc.
Công ty chuyên về kết hợp công nghệ máy học (machine learning) với dữ liệu lớn (big data) để xây dựng sự hiện diện trong tiếp thị số, sử dụng nền tảng AI dự đoán hành vi của khách hàng và cá nhân hóa tin nhắn trên mọi thiết bị.
Công ty ghi nhận nhu cầu dành cho dịch vụ tiếp thị số gia tăng, mang đến hướng tiếp cận có giá trị cao trong việc cải thiện nguồn thu từ quảng cáo đầu tư và giảm tỉ lệ khách hàng rời bỏ.
Trong năm 2021, doanh thu của Appier tăng 41%, lên 12,7 tỉ yên (111 triệu USD) từ năm 2020, đánh dấu năm tăng trưởng thứ hai liên tiếp.
Khoản lỗ từ hoạt động kinh doanh giảm còn 1,1 tỉ yên và EBITDA (lợi nhuận trước lãi vay, thuế và khấu hao) lần đầu tiên tăng lên 42 triệu yên.
Công ty có tiềm năng tăng trưởng hơn nữa, với thị trường phần mềm tiếp thị số trong năm 2021 đạt giá trị 57 tỉ USD và dự kiến sẽ mở rộng với tốc độ tăng trưởng kép thường niên (CAGR) 19% trong 10 năm tới, theo công ty nghiên cứu của Mỹ – Grand View Research.
Đó vẫn là chặng đường khó khăn cho những nhà đầu tư.
Sau khởi đầu mạnh mẽ khi tăng 19% trong phiên giao dịch đầu tiên vào tháng 3.2021, giá cổ phiếu của Appier trong hơn một năm qua giảm 43%, giá trị vốn hóa thị trường còn 108 tỉ yên (tính đến ngày 8.4), cao hơn mức giảm 8% từ chỉ số Nikkei 225 trong cùng kỳ.
Yu cho rằng thị trường điều chỉnh là lý do giảm giá cổ phiếu, trong khi Brady Wang – nhà phân tích của công ty tiếp thị thông tin Counterpoint Research tại Đài Loan lưu ý, cổ phiếu công ty nghệ toàn cầu đang chịu áp lực từ thị trường tài chính biến động.
Nhưng Winnie Lee lại không bận tâm. “Không quan trọng việc Appier có là kỳ lân hay không. Trở thành ‘rồng’ lại tốt hơn. Đó là vì khi những nhà đầu tư rót vốn vào bạn, họ mong chờ công ty có thể đem lại lợi nhuận,” cô cho biết.
Theo Wang, Appier đã sớm dẫn trước và tiên phong trong lĩnh vực tiếp thị AI tại châu Á, cũng như phát triển thứ được nhà phân tích gọi là cơ sở dữ liệu cho các mẫu hành vi của khách hàng.
Đây là yếu tố quan trọng giúp công ty tìm doanh số bán hàng mới, dự đoán hành vi của khách hàng và tự động hóa chiến dịch quảng bá số với tin nhắn ngắn gọn cũng như ưu đãi mua hàng trên mọi thiết bị và đa kênh, bao gồm ứng dụng mạng xã hội.
Biến dữ liệu thành sự thấu hiểu khách hàng rất quan trọng, nhưng để biến điều đó thành hành động sẽ là điều trọng yếu với phần lớn công ty, Lee cho biết trong buổi phỏng vấn vào năm 2021.
“Các công ty quảng cáo đang rất cần những kế hoạch mới để đạt đúng mục tiêu quảng cáo khi cookie (tập tin một trang web) ngừng hoạt động.
Ngày nay, người tiêu dùng thường sử dụng các thiết bị khác nhau, như PC, điện thoại thông minh và máy tính bảng để truy cập thông tin.
Tuy vậy, nhiều công ty tiếp thị có xu hướng chỉ phân tích một thiết bị, nên không dễ để đạt mục tiêu,” Wang cho biết. Ngày càng nhiều quảng cáo bị các sản phẩm công nghệ chặn hiển thị.
Từ lỗ hổng đó, Appier sử dụng AI để thúc đẩy quảng cáo trong thị trường ngày càng đông đúc, trước sự cạnh tranh từ những doanh nghiệp khổng lồ về phần mềm là Adobe và Salesforce.
Yu Chih-han cho biết phần mềm dựa trên công nghệ nền tảng giúp công ty tiếp cận 15 tỉ người dùng hằng ngày trên gần 2 tỉ thiết bị di động tại châu Á và đưa ra 51 tỉ dự đoán/ngày.
Các thị trường lớn nhất của Appier là Nhật Bản, Singapore và Đài Loan, với 1.088 khách hàng lớn gồm Carrefour và Google, bên cạnh các đơn vị lữ hành trực tuyến, công ty game và một số doanh nghiệp khác.
Tốc độ tăng trưởng của công ty phản ánh xu hướng rộng lớn về khởi nghiệp tại Đài Loan.
Vào năm 2021, công ty AI và dữ liệu lớn chiếm gần 12% trong tổng số các startup (hai lĩnh vực bán lẻ và bán sỉ dẫn đầu với 22%), theo khảo sát Hệ Sinh thái Startup của Đài Loan năm 2021 từ PwC.
Trong năm 2019, Appier chỉ có 700 khách hàng.
Appier có khởi nguồn từ 12 năm trước tại Malden, Massachusetts, gần đại học Harvard – nơi Yu theo học tiến sĩ ngành khoa học máy tính. Ông ở cùng căn hộ với Winnie Lee (nhiều năm trước, cả hai quen biết nhau tại Stanford khi học bằng thạc sĩ) và Joe Su, cũng là sinh viên sau đại học ngành khoa học máy tính tại Harvard.
Cả ba đều đến từ Đài Loan và được truyền cảm hứng từ văn hóa khởi nghiệp của Mỹ, Lee cho biết.
Bắt đầu từ Yu Chih-han, ba người cùng thảo luận trên bàn ăn về những cách để thương mại hóa AI trên thị trường rộng lớn.
Họ đưa ra chín ý tưởng và thành lập công ty game – Plaxie sử dụng AI để điểu khiển nhân vật khi người chơi không kết nối vào năm 2010.
Tuy vậy, cả ba lại gặp khó để tạo ra nguồn thu từ công nghệ của Plaxie.
“Chúng tôi không dễ dàng bỏ cuộc,” Winnie Lee gợi nhắc lại. Ba người chuyển sang tiếp thị số và đưa AI vào dữ liệu lớn, giúp cho các công ty nắm bắt tốt hơn về khách hàng.
Sau khi tốt nghiệp, Yu quay trở về Đài Loan và thành lập Appier vào năm 2012, cùng với Joe Su là nhà đồng sáng lập kiêm giám đốc công nghệ (CTO) và Winnie Lee mới vừa hoàn thành bằng tiến sĩ ngành miễn dịch học tại đại học Washington, St.Louis.
Mỗi người bỏ ra 100.000-150.000 USD tiền túi để chuẩn bị nguồn vốn cho startup.
Wennie Lee, 41 tuổi, lọt vào danh sách Người Phụ nữ Quyền lực nhất Châu Á năm 2021 của Forbes, ban đầu phụ trách những “công việc ngẫu nhiên” cho Appier, bao gồm cả tuyển dụng.
Tuy ngành học không liên hệ gì tới AI, song cô lại tìm thấy sự cộng hưởng.
“Tôi có tính kiên trì từ nền tảng nghiên cứu, lĩnh vực mà tôi liên tục tìm hiểu về những loại gen mới. Không sao cả khi giải thuyết của bạn sai, vì đó là một phần trong quá trình thử nghiệm,” cô cho biết.
Nhờ vốn mạo hiểm huy động trong bảy năm sau đó, Appier mở rộng quy mô ra ngoài khu vực châu Á và phát triển sâu hơn vào AI.
Vào năm 2014, Sequoia Capital India trở thành nhà đầu tư đầu tiên với 6 triệu USD và đây là thương vụ rót vốn đáng chú ý đầu tiên tại Đài Loan, Yu cho biết.
Sau đó là thêm nhiều vòng huy động vốn thu hút Jafco, SoftBank và UMC Capital, bên cạnh những cái tên khác. Tổng cộng, công ty nhận được 162 triệu USD trước khi IPO tại Nhật Bản, mở rộng quy mô ở xứ sở mặt trời mọc.
Appier là công ty Đài Loan đầu tiên niêm yết tại Nhật Bản sau hơn 20 năm.
Công ty chuyên về kết hợp công nghệ máy học (machine learning) với dữ liệu lớn (big data) để xây dựng sự hiện diện trong tiếp thị số
Việc huy động vốn được dùng để phát triển các sản phẩm mới và đầu tư vào nhân tài.
Yu cho biết gần 1/5 trong khoảng 570 nhân viên của công ty trong bộ phận bán hàng. Họ mất từ sáu tuần đến sáu tháng để thuyết phục khách hàng, bao gồm cả những người quản lý chi phí tiếp thị.
Trong năm 2022, Appier đặt mục tiêu tăng doanh thu tăng 38%, đạt 17,5 tỷ yên, còn EBITDA được dự báo tăng gần 1.270%, lên 575 triệu yên. Công ty nhận thấy nhu cầu cao hơn ở Mỹ và cũng đang nhắm mục tiêu đầu tư tại đây để chuẩn bị máy chủ và năng lực kiểm toán.
Tuy Mỹ chỉ đóng góp khoảng 4% vào doanh thu của Appier, nhưng công ty đã ghi nhận mức tăng trưởng 50% trong hơn ba quý qua, Yu cho biết.
Vào tháng 5.2021, Appier thâu tóm BotBonnie – công ty về chatbox (hộp trò chuyện) AI đặt tại Đài Loan với giá trị không được tiết lộ.
Trước đó, họ mua lại startup AI của Nhật Bản – Emotion Intelligence – vào năm 2019 và công ty về tiếp thị nội dung từ Ấn Độ, QGraph, trong năm 2018.
Tuy vậy, Yu Chih-han không xem M&A như động lực cho kinh doanh trong tương lai, mà việc này giúp cải tiến các công nghệ mới thể hiện khả năng học hỏi kinh nghiệm của não bộ.
“Nếu chúng ta có thể đạt điều đó, tôi cho rằng AI có khả năng tự phát triển. Chúng ta không phải phải lập trình nhiều cho mọi nhiệm vụ khác nhau ,” ông cho biết.
Biên dịch: Minh Tuấn
Theo forbes.baovanhoa.vn (https://forbes.baovanhoa.vn/ky-lan-appier-cua-dai-loan-dung-ai-de-thuc-day-linh-vuc-tiep-thi-so)
2 tháng trước