Quản trị

Gần 50% nhân viên thuộc thế hệ Millennials sợ mất việc vì tiến bộ công nghệ

2 năm trước
Tác giả Bảo Trung

Các doanh nghiệp dù đã chưa tiến hành nâng cao kỹ năng cho nhân viên nhưng vẫn chưa đủ.

Share
this:

Dự kiến vào năm 2025, thế hệ Gen Y và Millennials sẽ chiếm đến 75% lực lượng lao động toàn thế giới. Tuy nhiên, 2 thế hệ này lại đang phải đối mặt với tác động của công nghệ lên việc làm của mình.

Những phát triển nhanh chóng vượt bậc của công nghệ đang cho phép máy móc thực hiện số lượng tác vụ ngày càng tăng so với năng suất làm việc của con người. Theo diễn đàn The Economic Forum, ước tính sẽ có 66 triệu người mất việc làm bởi vì tự động hoá và máy móc. OECD cũng đưa ra dự đoán có khoảng 14% số lượng công việc trên 32 quốc gia sẽ do robot thực hiện.

Cũng theo khảo sát “Lực lượng lao động Châu Á – Thái Bình Dương 2022” của PwC cho biết, nhân viên đang cảm thấy lo lắng về tác động của công nghệ đối với công việc trong ba năm tới.

Đây là hệ quả của việc hơn một nửa các công ty tại châu Á – Thái Bình Dường vẫn chưa chú tâm vào nâng cao kỹ năng. PwC chỉ ra 55% các doanh nghiệp tại Châu Á – Thái Bình Dương chưa tiến hành nâng cao kỹ năng cho nhân viên.

Bà Lã Trần Minh, trưởng phòng cao cấp dịch vụ tư vấn chuyển đổi nguồn nhân lực của PwC cho biết: “Các doanh nghiệp dù đã chưa tiến hành nâng cao kỹ năng cho nhân viên nhưng vẫn chưa đủ.”

49% nhân viên cũng cho rằng công việc của họ cần đào tạo chuyên môn; 42% lo lắng rằng công ty sẽ không đào tạo về kỹ thuật hoặc kỹ năng số mà họ cần.

Ngoài ra, 2 thế hệ gen Z (tuổi 18-25) và thế hệ Y (Millennials- tuổi từ 26-41) cũng là những người không hài lòng với công việc nhiều nhất. Có tới 53% nhân viên Gen Z (sinh từ năm 1997 đến năm 2012) không hài lòng với công việc hiện tại và tới 71% nhân viên Millennials (sinh từ năm 1981 đến 1996) muốn thay đổi môi trường làm việc sang công ty sang một chỗ khác có đãi ngộ tốt hơn.

PwC chỉ ra hơn 50% cảm thấy công việc không được trọn vẹn, chưa cảm nhận được sự tưởng thưởng đầy đủ về tài chính và cảm thấy ít được đội nhóm quan tâm về mặt sức khỏe và tinh thần.

66% nhân viên tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương cho rằng họ không được hỗ trợ để đưa ra quyết định về mặt đạo đức; 73% thiếu sự hỗ trợ để giảm thiểu tác động của công ty đối với môi trường; trên 60% không được hỗ trợ về việc bảo vệ dữ liệu của công ty hoặc khách hàng.

Những con số này chính là lời cảnh báo cho các doanh nghiệp trên toàn khu vực, trong bối cảnh nhiều chủ lao động đã phải chật vật với tình trạng thiếu hụt nhân viên có kỹ năng và nhân tài trong nhiều năm qua.