Doanh nghiệp
Sponsored | Brand Contributor

CEO Imexpharm: Sẵn sàng về chiến lược và tài chính cho tăng trưởng

Công ty Dược phẩm Imexpharm đang kỳ vọng nối dài tăng trưởng. Thầy thuốc nhân dân – Dược sĩ Trần Thị Đào, tổng giám đốc Imexpharm lý giải về kỳ vọng này qua tiềm năng của thị trường và tiềm lực của Imexpharm.

Share
this:

Là một trong những công ty dược hàng đầu Việt Nam, sau gần 50 năm phát triển, IMP đang phát huy các lợi thế, gia tăng ưu thế thị phần trong nước ra sao?

– Mỗi năm, nước ta vẫn phải chi hàng tỉ đô là Mỹ để nhập khẩu thuốc do sản lượng nội địa chỉ đáp ứng 45% nhu cầu, đẩy chi phí điều trị tăng cao. Thách thức đối với doanh nghiệp nội địa là cạnh tranh và mở rộng thị phần so với doanh nghiệp ngoại. Điều này đòi hỏi chúng ta phải cạnh tranh cả về giá và chất lượng sản phẩm. Imexpharm hiểu rõ vai trò của doanh nghiệp không chỉ là cung cấp thuốc mà còn tham gia cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng và giám sát việc sử dụng thuốc an toàn.

Thầy thuốc nhân dân – Dược sĩ Trần Thị Đào, CEO Imexpharm
Các nhà máy tiêu chuẩn EU-GMP là lực đẩy quan trọng để IMP cạnh tranh vững vàng?

– IMP hiện nằm trong nhóm các nhà sản xuất thuốc nội địa đáp ứng được tiêu chuẩn đấu thầu vào nhóm 1 và 2 tại Việt Nam, dẫn đầu về công nghệ ứng dụng khi sở hữu nhiều dây chuyền đạt chuẩn EU-GMP (11 dây chuyền EU-GMP tại 3 nhà máy IMP2, IMP3 và IMP4), chỉ 10% doanh nghiệp đạt được.

Mới đây, IMP ký hợp tác chiến lược chuyển giao công nghệ cùng công ty dược lớn từ Hàn Quốc – Genuone, tiến tới sản xuất thuốc phát minh và thuốc đặc trị chất lượng cao nhằm đảm bảo cung ứng thuốc ổn định với giá hợp lý. Đồng thời thúc thúc đẩy thị trường phát triển và đưa các loại thuốc mới tiên tiến vào thị trường.

Năm 2024 đang đứng trước thách thức kinh tế tăng trưởng chậm và nhu cầu tiêu dùng yếu. Dựa trên các yếu tố nào để công ty tự tin đặt kế hoạch tăng trưởng cao?

– Với vị trí đầu ngành và nhà máy tiêu chuẩn GMP và IMP, chúng tôi tự tin đặt kế hoạch tăng trưởng tích cực trong năm 2024. Dự kiến doanh thu gộp đạt 2.630 tỉ đồng, tăng 24% và lợi nhuận trước thuế đạt 423 tỉ đồng, tăng 12% so với năm 2023. Nhờ đó, IMP tiếp tục đầu tư sáng kiến nhằm đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước, mở rộng sản phẩm điều trị và đặt mục tiêu thâm nhập thị trường ASEAN. IMP đã sẵn sàng cho một năm tăng trưởng vững chắc ở cả thị trường trong nước và quốc tế.

Công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm tại nhà máy thuốc đạt chất lượng EU-GMP của Imexpharm
Các hoạt động M&A, hợp tác với đối tác nước ngoài đang giúp các công ty dược phẩm nội địa gia tăng cạnh tranh. Bà đánh giá thế nào về hoạt động này tại IMP?

– Thị trường càng tiềm năng thì càng đòi hỏi cuộc chạy đua về vốn, công nghệ và quản trị. Với chỉ khoảng 5% nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP, nhu cầu hợp tác với đối tác nước ngoài ngày càng cao. Nhà đầu tư chiến lược SK Investment (Hàn Quốc) đầu tư vào IMP từ cuối tháng 5.2020 đã giúp IMP tận dụng được sức mạnh tài chính, công nghệ và quản trị của đối tác mang lại các kết quả kinh doanh tích cực.

Có thể thấy, IMP đang đẩy mạnh sản xuất dược phẩm công nghệ cao theo định hướng của ngành trong lộ trình bắt kịp các xu hướng sản xuất dược hiện đại trên thế giới?

– IMP đã chi 5% doanh thu thuần cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) trong kỳ, nhấn mạnh việc đổi mới liên tục nhằm giảm tình trạng cạnh tranh khốc liệt trong thị phần thuốc generic và cung cấp thuốc có giá cả hợp lý cho người tiêu dùng.

Theo forbes.baovanhoa.vn (https://forbes.baovanhoa.vn/ceo-imexpharm-san-sang-ve-chien-luoc-va-tai-chinh-cho-tang-truong)