Công nghệ

4 điểm khác biệt của một quỹ đầu tư chuyên về crypto

2 năm trước
Tác giả Bảo Trung

“Nhanh” vừa là định nghĩa cho các trend trong thị trường tiền mã hóa cũng vừa là định nghĩa trong đầu tư Crypto của các quỹ chuyên biệt.

Share
this:

Theo dữ liệu từ công ty thanh toán tiền mã hóa Triple A, có khoảng 6 triệu người Việt Nam sở hữu tài sản kỹ thuật số, tương đương 6% dân số. Hiện Việt Nam đang đứng thứ 9 trên bảng xếp hạng các quốc gia có tỷ lệ người dùng nắm giữ tiền mã hóa nhiều nhất thế giới. Cộng với sự thành công của Sky Mavis với tựa game Axie Infinity, hàng loại các startup làm GameFi của Việt Nam đua nhau ra đời. Theo đó vốn đầu tư của các quỹ crypto (quỹ đầu tư tiền điện tử) vào các công ty game đã tăng tới 2.813% trong năm 2021.

Mối quan tâm của thị trường Việt Nam với sản phẩm điện tử rất lớn, tuy nhiên nhiều người chưa hiểu rõ mô hình hoạt động của quỹ crypto. Trong buổi tọa đàm “The Future of Investments – A VC’s Guide to Emerging Tech” (Tương lai trong đầu tư – Chia sẻ của quỹ về các công nghệ mới nổi) do JobHopin tổ chức, ông Huy Nguyễn – đồng sáng lập của công ty KardiaChain đã những chia sẻ và sự khác biệt của quỹ crypto với các quỹ đầu tư truyền thống. Với kinh nghiệm điều hành Kardia Ventures, quỹ đầu tư Crypto thứ 3 thế giới về số lượng công ty rót vốn, sau Houbi Ventures và CoinBase Ventures, và đứng thứ 9 trong bảng xếp hạng chất lượng quỹ của CB Insights, ông Huy Nguyễn chia sẻ thị trường tiền mã hóa là một thị trường không ngủ, hoạt động 24/7, vì vậy : “Thị trường tiền mã hóa đi nhanh hơn thị trường truyền thống từ 6 – 7 lần. Chính vì vậy, việc đầu tư của quỹ Crypto cũng khác biệt rất nhiều.” Các khác biệt lớn nhất giữa quỹ crypto và quỹ đầu tư truyền thống là:

Huy Nguyễn – đồng sáng lập của công ty KardiaChain chia sẻ trong tọa đàm

Điều khác biệt đầu tiên của một quỹ chuyên đầu tư của Crypto chính là quỹ sẽ đầu tư bằng những loại tiền chuyên biệt như Ethereum (ETH), USDT và quỹ cũng sẽ nhận về Token hoặc Coin của chính dự án đó thay vì vì cổ phần. Số tiền đầu tư cho một dự án cũng sẽ nhỏ hơn khá hiều so với các vòng gọi vốn của startup truyền thống, phổ biến vào khoảng 10.000 – 200.000 đô la.

Thứ hai, các startup chỉ có Whitelist (sách trắng) diễn giải ý tưởng của dự án đã có thể gọi vốn khoảng 10 triệu đô la đã qua. Hiện nay, ngoài ý tưởng, các quỹ sẽ yêu cầu các startup phải có ít nhất là sản phẩm demo và chứng minh nó chạy được trên nền tảng blockchain đó.

Thứ ba, xây dựng cộng đồng là thứ mà một dự án crypto phải hướng tới xây dựng, vì hiện nay trên thị trường có tới 80% là các dự án GameFi, NFT, DeFi… và các trend này có nguy cơ đi xuống rất nhanh.

Cuối cùng chính là việc các quỹ có thể thu được tiền và lợi nhuận về. Đây cùng là điều khác nhau cơ bản của một quỹ đầu tư Crypto so với một quỹ truyền thống. Trong thị trường Crypto, các quỹ sẽ không mong đợi rằng dự án được đầu tư sẽ tăng trưởng từ từ trong 2 – 3 năm rồi mới bắt đầu lấy lại tiền đầu tư. Thay vào đó, thị trường sẽ đi theo xu hướng nhiều hơn, nếu đầu tư đúng sẽ có thể nhận số tiền gấp 10, 100 lần chỉ trong thời gian ngắn hơn rất nhiều.