Quốc tế

WHO tuyên bố đậu mùa khỉ chưa phải tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu

Share
this:

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuyên bố chưa xem bệnh đậu mùa khỉ là trường hợp khẩn cấp y tế công cộng toàn cầu.

Vào ngày 25.6, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố bệnh lây nhiễm đậu mùa khỉ vẫn chưa phải là trường hợp khẩn cấp y tế công cộng toàn cầu. Tuy vậy, Tedros Adhanom, tổng giám đốc của WHO, cho biết “những lo ngại nghiêm trọng về quy mô và tốc độ lây lan từ đợt bùng phát hiện nay vẫn còn.”

Hình ảnh từ kính hiển vi điện tử về virus đậu mùa khỉ. Ảnh: Smith Collection/Gado/Getty Images

Ủy ban khẩn cấp của WHO đã họp khẩn để quyết định có nên xem bệnh đầu khỉ ngày càng lây lan như tình trạng Khẩn cấp Y tế Công cộng Quốc tế (PHEIC) hay không, buộc các quốc gia trên thế giới phải hành động nhằm kìm hãm tốc độ lây nhiễm của virus.

Ủy ban lưu ý phần lớn các trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ gia tăng gần đây được xác định từ những người thuộc nhóm “đồng tính nam, lưỡng tính và quan hệ tình dục đồng giới” chưa tiêm ngừa phòng bệnh đậu mùa, song đưa ra cảnh báo về nguy cơ lây nhiễm tiếp tục lây lan sang quy mô dân số lớn hơn không được theo dõi.

Tuy đưa ra quan điểm khác nhau, song các thành viên của Ủy ban có được sự đồng thuận chung về quyết định trên và đưa ra nhiều khả năng họp khẩn tiếp để cân nhắc.

Việc Ủy ban khẩn cấp mở lại cuộc họp từ nhiều nguyên do như số ca mắc bệnh đậu mùa khỉ tăng cao trong 21 ngày tiếp theo, dấu hiệu về “tốc độ lây lan rất nhanh và có thêm các quốc gia ghi nhận ca nhiễm” bên cạnh số trường hợp trở nặng gia tăng.

“Đây chắn chắn là mối đe dọa lên sức khỏe mà tôi và các đồng nghiệp trong Ban thư ký WHO đang theo dõi chặt chẽ,” ông Tedros cho biết trong thông cáo báo chí.

PHEIC là mức độ cảnh báo cao nhất của WHO có thể ban bố theo pháp lý quốc tế, cảnh báo các nước đưa ra những hành động cấp thiết để ngăn ngừa việc bùng phát và cung cấp chỉ dẫn về các biện pháp nên tiến hành để hoàn thành mục tiêu. Đây cũng là tín hiệu cho các quốc gia thực hiện kế hoạch khẩn cấp riêng, như tăng cường đầu tư, tiêm ngừa hoặc thử nghiệm vaccine.

Trao đổi với Forbes, Gian Luca Burci – giáo sư về luật pháp quốc tế và cựu cố vấn pháp lý của WHO – nhận định, tuyên bố này có thể tạo “thuận lợi về mặt chính trị” cho chính trị gia các nước tiến hành các chính sách chưa phổ biến.

Về mặt pháp luật quốc tế, các quốc gia sẽ thực hiện các bước ứng phó với mức cảnh báo PHEIC, mặc dù đây không phải là điều bắt buộc. Nhiều nước từng mất vài tuần để ứng phó với COVID-19 sau khi WHO đưa ra cảnh báo vào tháng 1.2020.

Phó giáo sư về chính sách y tế toàn cầu tại trường Kinh tế và Khoa học Chính trị London, Clare Wenham nói với Forbes rằng chưa có đủ bằng chứng thực nghiệm về tình hình hiện nay nếu ban bố PHEIC và cho biết tuyên bố về bệnh đầu khỉ có thể là “bài kiểm tra” cho thẩm quyền của WHO sau đại dịch COVID-19.

Loại virus lây truyền qua các giọt bắn khi con người hít thở, ho, nói chuyện hoặc hắt hơi. Đặc biệt từ những đợt bùng dịch gần đây, các chuyên gia đã tìm hiểu về khả năng virus đậu mùa khỉ có thể lây nhiễm qua đường tình dục sau khi được phát hiện trong thành phần tinh dịch của một vài bệnh nhân.

Tuy căn bệnh đã lây lan tại một số quốc gia châu Phi, nơi động vật xem cho là vật chủ trung gian cho virus đậu mùa khỉ trong nhiều thập kỷ qua, các trường hợp nhiễm bệnh tại những nơi khác rất ít và gần như (không phải duy nhất) đều liên quan đến hoạt động du lịch tại khu vực này. Hiện đã có sẵn phương pháp điều trị và vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ, mặc dù nguồn cung còn hạn chế và rất ít dữ liệu về cách sử dụng.

Tuy virus mùa khỉ tương đối phổ biến, song các chuyên gia cảnh báo về việc nhiều quốc gia mà đậu mùa khỉ không phải là bệnh đặc hữu gần như đồng loạt ban bố tình trạng khẩn cấp và đưa ra virus này đã âm thầm lây lan trong một khoảng thời gian.

“Ta đang xem nhẹ việc lây nhiễm giữa người với người tiếp xúc trực tiếp,” ông Tedros cảnh báo. Nhiều người chưa biết mức độ lây lan của bệnh đậu mùa khỉ trên toàn thế giới và những ai mắc phải, vốn bị làm trầm trọng từ các vấn đề về xét nghiệm.

Ông Tedros cho biết phụ nữ tại Nigeria có tỷ lệ mắc bệnh “cao hơn rất nhiều so với những nơi khác,” song chưa nắm rõ nguyên nhân vì sao. Tại những quốc gia mới bùng phát, như ở khu vực Châu Âu và Nam Mỹ, phần lớn số ca nhiễm là đồng tính nam, lưỡng tính hoặc quan hệ tình dục đồng giới.

Điều này thúc đẩy việc đưa ra các biện pháp y tế nhằm vào các nhóm dân số có nguy cơ cao, cũng như hội chứng ghê sợ đồng tính luyến ái (homophobia), điều mà các chuyên gia cảnh báo sự kỳ thị sẽ chỉ khiến việc kìm hãm bệnh đậu mùa khỉ khó khăn hơn và không phản ánh sự thật là virus lây nhiễm lên bất kỳ ai ở mọi giới tính.

Trong 6 tuần qua, WHO đã ghi nhận 3.200 trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ tại 48 quốc gia kể từ khi tổ chức này báo cáo ba ca mắc tại Vương Quốc Anh liên quan đến du lịch, ông Tedros mở đầu cuộc họp khẩn của Ủy ban khẩn cấp thỏa thuận về đợt bùng phát hôm 23.6.

Nigeria đã ghi nhận một ca tử vong. Có thêm 1.500 trường hợp lây nhiễm và khoảng 70 người không qua khỏi do bệnh đậu mùa khỉ tại Trung Phi, ông Tedros cho biết. Ca bệnh tập trung chủ yếu ở Cộng hòa Dân chủ Congo, song cũng có ghi nhận tại Cộng hòa Trung Phi và Cameroon.

Biên dịch: Minh Tuấn

Theo forbes.baovanhoa.vn (https://forbes.baovanhoa.vn/who-tuyen-bo-dau-mua-khi-chua-phai-tinh-trang-khan-cap-y-te-toan-cau)