Trong hơn 4000 startup, Việt Nam hiện có 2 kỳ lân được định giá hơn 1 tỷ USD, 11 doanh nghiệp được định giá trên 100 triệu USD, hơn 1.400 tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp. Ngoài ra, có 208 quỹ đầu tư và 35 tổ chức thúc đẩy kinh doanh.
Số doanh nghiệp tập trung vào chuyển đổi xanh chiếm 5-7,5% tổng số doanh nghiệp startup sáng tạo tại Việt Nam.
Thông tin trên được chia sẻ tại Hội nghị thượng đỉnh Đối tác vì Tăng trưởng Xanh và Mục tiêu Toàn cầu 2030 (P4G) lần thứ tư, đang diễn ra từ ngày 14 đến ngày 17.4.2025.
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Hoàng Minh cho biết, Việt Nam hiện có hơn 4.000 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, trong đó khoảng 200 – 300 doanh nghiệp startup tập trung vào lĩnh vực chuyển đổi xanh, trong các ngành như năng lượng tái tạo, công nghệ môi trường, nông nghiệp bền vững và kinh tế tuần hoàn.
Trong hơn 4000 startup, Việt Nam hiện có 2 kỳ lân được định giá hơn 1 tỷ USD, 11 doanh nghiệp được định giá trên 100 triệu USD, hơn 1.400 tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp. Ngoài ra, có 208 quỹ đầu tư và 35 tổ chức thúc đẩy kinh doanh.
Các startup Việt Nam đang có những bước tiến quan trọng trong chuyển đổi xanh, phát triển giải pháp công nghệ bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, theo ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục Khởi nghiệp và Doanh nghiệp công nghệ, vẫn còn nhiều thách thức về vốn, chính sách, nhân lực và nhận thức thị trường.
“Để thúc đẩy khởi nghiệp xanh, cần có khảo sát, khung đánh giá riêng, hợp tác giữa trường, viện và doanh nghiệp, cùng với truyền thông về tiêu dùng xanh. Khởi nghiệp xanh là động lực then chốt để Việt Nam đạt mục tiêu Net Zero 2050,” ông Quất nhấn mạnh.
Bà Robyn McGuckin, Giám đốc điều hành P4G cho biết Việt Nam có nhiều lợi thế trong phát triển công nghệ và các hành động chống biến đổi về khí hậu.
Từ năm 2018, Hội nghị thượng đỉnh Đối tác vì Tăng trưởng Xanh và Mục tiêu Toàn cầu 2030 đã huy động được 42 triệu USD, hỗ trợ khoảng 20 công ty khởi nghiệp hoạt động trong lĩnh vực về năng lượng và nước.
Các dự án nhận vốn dựa trên mô hình đối tác đầu tư công tư (Public – Private Partnership). Đơn cử, Công ty EBoost – một startup cung cấp giải pháp sạc thông minh dành cho tất cả thương hiệu xe điện cũng được hỗ trợ vốn từ tổ chức này.
Danh sách 12 dự án mà Việt Nam đã nhận được trong giai đoạn 1 của P4G
1. Post-Consumer Resin (PCR) Market Development: phát triển thị trường nhựa tái chế sau tiêu dùng ở Việt Nam.
2. Blended Finance on Water: huy động nguồn tài chính hỗn hợp cho các giải pháp quản lý nước bền vững.
3. Intelligent Water Leakage Management: ứng dụng công nghệ thông minh để giảm thất thoát nước trong hệ thống cấp nước.
4. Vietnam Materials Marketplace: tạo nền tảng trực tuyến để kết nối người mua và người bán các vật liệu và phế liệu tái chế.
5. AVALVE – Action on Poverty: giải pháp giảm nghèo thông qua các hoạt động kinh doanh xanh.
6. AirX Carbon – Action on Poverty: các sáng kiến liên quan đến giảm phát thải carbon.
7. Digitizing Energy: thúc đẩy việc số hóa ngành năng lượng để tăng cường hiệu quả và tích hợp năng lượng tái tạo.
8. Renewable Powered Drinking Water Supply for Mekong Delta Vietnam: cung cấp nước uống được bằng năng lượng tái tạo cho khu vực – – – Đồng bằng sông Cửu Long.
9. Shift Asia: thúc đẩy các giải pháp năng lượng bền vững trong khu vực châu Á.
10. Energy Efficiency Alliance for Industry (E2 Alliance): tăng cường hiệu quả sử dụng năng lượng trong các ngành công nghiệp ở Việt Nam.
11. Chuyển đổi nông nghiệp bền vững
12. Quản lý rác thải Sinh hoạt
Theo forbes.baovanhoa.vn (https://forbes.baovanhoa.vn/viet-nam-co-chua-toi-300-startup-trong-linh-vuc-chuyen-doi-xanh)
4 tháng trước
Forbes Việt Nam số 135: Danh sách 25 công ty dẫn đầu3 năm trước
Sự lên ngôi của ứng dụng ghi chép Notion