Startup Seso sử dụng công nghệ để tuyển lao động cho nông trại ở Mỹ và số hóa quy trình tuyển dụng cũng như trả lương cho người lao động.
Vụ mùa không chờ đợi. Và ngành nông nghiệp ở Mỹ đối mặt tình trạng thiếu lao động trong nhiều thập niên qua, dẫn đến lãng phí lương thực trị giá 3,1 tỉ USD.
Theo bộ Nông nghiệp Mỹ, lao động trong trang trại giảm 75% trong 70 năm qua. Để lấp đầy khoảng trống quan trọng, lao động nhập cư chiếm phần lớn lực lượng lao động trong ngành nông nghiệp.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ngày càng có ít lao động nhập cư đến Mỹ bao gồm những người xin cấp visa H-2A trong thời gian tạm thời để làm việc thời vụ do quy trình thực hiện chương trình kém hiệu quả.
Những nhà đồng sáng lập Michael Guirguis và Jordan Taylor bắt tay thành lập Seso, startup kết nối nông dân cần lao động và lao động nhập cư cần việc làm, để giải quyết vấn đề này.
“Nông dân muốn tuyển lao động cho trang trại, nhưng lại không giỏi thủ tục,” Guirguis, sở hữu startup số hóa quy trình tuyển dụng và trả lương trong ngành nông nghiệp.
Hiện tại, hầu hết các quy trình này đều được thực hiện thủ công.
Seso cung cấp đến nông dân dịch vụ visa tự động hóa cho lao động nhập cư, tuân thủ quy định của chính phủ, cơ sở dữ liệu nhân viên và các công cụ quản lý để giảm bớt quy trình hồ sơ hành chính đầy phức tạp.
Startup này giúp cho 5.500 lao động trong ngành nông nghiệp nhận được visa H-2A vào năm 2021.
Sau gần một năm sàn giao dịch lao động ra mắt, trong ngày 14.4, Seso thông báo huy động được 25 triệu USD trong vòng Series A do Index Ventures dẫn đầu cùng với sự tham gia của Founders Fund, NFX và K5 Ventures.
Được thành lập vào năm 2019, công ty có 35 nhân viên và 77 khách hàng, bao gồm một số trang trại lớn nhất ở Mỹ.
Những nông dân sử dụng công nghệ của startup để tuyển dụng và quản lý lao động nhập cư trên phạm vi rộng bao gồm một nông dân nuôi đà điểu Nam Phi, những người chăn cừu ở Utah và nông dân nuôi ong ở Bắc Dakota.
Theo cách truyền thống, nông dân dựa vào người trung gian để tuyển công nhân có visa H-2A.
Những lỗi trong quá trình xin visa thiếu hấp dẫn khiến người lao động đến muộn, dẫn đến hậu qua vụ mùa bị lãng phí hàng tỉ đô la Mỹ.
“Chương trình yêu cầu bạn làm việc với bốn hoặc năm cơ quan chính phủ khác nhau,” Gurguis nói. “Quy trình rất phức tạp, chưa bao giờ dễ dàng để có được visa đến Mỹ. Một hệ thống thiếu hiệu quả.”
B.T. Loftus Ranches, một trong những trang trại trồng cây houblon lâu nhất ở thung lũng Yakima, sử dụng công nghệ của Seso để trò chuyện với các nhân viên trở lại vì nhiều người trong số họ sống ở các vùng nông thôn không có dịch vụ di động.
Seso cũng có nhân viên ở Mexico giúp sắp xếp phương tiện di chuyển cho công nhân nhập cư an toàn đến lãnh sự quán.
Nhờ vào đó, trang trại giảm được 70% công việc thuộc về bộ phận nhân sự.
“Công tác hậu cần để tiếp xúc và đưa những công nhân này đến trang trại là trở ngại lớn mà chúng tôi phải vượt qua mỗi năm,” Alex Munoz, giám đốc nhân sự của B.T cho biết.
“Thông qua nhà tuyển dụng tiếp cận với người lao động thông qua các nền tảng khác nhau, điều đó chắc chắn làm cho quy trình ký kết hợp đồng của chúng tôi diễn ra suôn sẻ hơn.”
Trước khi xây dựng cổng thông tin quản lý lực lượng lao động cho ngành nông nghiệp, CEO 32 tuổi từng làm việc trong hội đồng Kinh tế quốc gia ở Nhà Trắng, phát triển các chính sách việc làm và nhà ở.
Gurguis, có bố mẹ là người Ai Cập, tốt nghiệp Đại học Stanford năm 2011, nơi anh theo học chính sách lao động và kinh tế.
“Tôi nhận ra mình không muốn trở thành một nhà hoạch định chính sách, mà muốn sử dụng công nghệ để tạo ra việc làm. Vì vậy, tôi biết sẽ đến lúc bắt đầu thành lập startup tạo nên sàn giao dịch lao động vì đó là niềm đam mê của tôi.”
Elizabeth Ortiz Zarate là công nhân nhập cư người Mexico 28 tuổi, làm việc cho công ty bán lẻ cây trồng, Bonnie Plants ở Utica, New York.
Cô đến Mỹ thông qua chương trình visa H-2A. Đây là chương trình cho phép nông dân Mỹ tuyển dụng lao động thời vụ từ các quốc gia khác trong tối đa 10 tháng, chỉ sau khi chứng minh họ không thể tìm được lao động trong nước.
Ở Mexico, Zarate làm kỹ sư công nghiệp, kiếm được 450 USD mỗi tháng, nhưng ở Mỹ, cô có thể kiếm được khoảng 3.000 USD mỗi tháng khi làm thời vụ ở nông trại.
Cô gửi phần lớn thu nhập của mình về nhà cho ông bà ngoại.
“Chương trình H-2A cho phép bạn nhập cảnh vào đất nước này nhưng lại không gây nguy hiểm đến tính mạng như nhập cư trái phép. Điều đó không những rất nguy hiểm mà còn có thể bị tống tiền,” Zarate cho biết.
“Chương trình mang lại cho bạn cơ hội kiếm được mức lương trung thực và học các kỹ năng mới.”
Seso tính phí nông dân khoảng 5.000 USD bao gồm phí sử dụng phần mềm cùng với dịch vụ của công ty.
Nhưng tỉ lệ này được tính khác nhau dựa vào dịch vụ nông dân sử dụng.
Guirguis nói với Forbes công ty đạt doanh thu 3 triệu USD vào năm 2021.
“Seso tạo dựng được niềm tin quá lớn trong lĩnh vực nông nghiệp đến mức khách hàng mong đợi công ty tự động hóa ngày càng nhiều quy trình làm việc. Đây là một đặc điểm đều được một số công ty phần mềm tốt nhất trong ngành thực hiện,” Nina Achadjian, đối tác của Index Ventures cho biết.
Lao động nhập cư phần lớn vẫn không sử dụng dịch vụ gửi ngân hàng và phải được trả bằng séc. Với vòng gọi vốn mới, startup dự định đưa thêm các chức năng tài chính cũng như trả lương vào công nghệ của mình để người lao động không phải mất 10% tiền lương cho phí chuyển tiền.
Biên dịch: Gia Nhi
Xem thêm:
Olam Group bán lại 1/3 mảng nông nghiệp cho công ty của Saudi Arabia
Đại dịch khiến nhu cầu thực phẩm tăng vọt làm giàu cho tỉ phú nông nghiệp
1 năm trước
2 năm trước
11 tháng trước