Vị trí dẫn dầu của TP.HCM về xuất khẩu đang bị lung lay khi các mặt hàng chủ lực không còn mang lại giá trị cao. Động lực tăng trưởng mới được nhìn nhận là các sản phẩm phần mềm, nội dung số.
Năm 2021, kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp tại TP.HCM đạt 44,9 tỉ USD, chỉ tăng 1% so với năm 2020, thấp hơn rất nhiều so với mức tăng 20% của cả nước. Tính trong vòng 10 năm (2011-2021), kim ngạch xuất khẩu của thành phố vẫn dẫn đầu cả nước nhưng có xu hướng giảm dần qua các năm. Các địa phương như Bắc Ninh hay Bình Dương đang bám sát TP.HCM.
Ông Nguyên Khắc Hiếu, phó trưởng phòng Quản lý xuất nhập khẩu, sở Công thương TP.HCM cho rằng sự vươn lên của Bắc Ninh là nhờ các thế thu hút đầu tư và mở rộng các khu công nghiệp. “Trong khi TP.HCM từ 10 năm nay không thể mở rộng các KCN do hết quỹ đất, việc thu hút công nghiệp công nghệ cao cũng không tương xứng tiềm năng,” ông Hiếu nói tại hội thảo “Giải quyết khó khăn doanh nghiệp xuất nhập khẩu nhằm tạo thuận lợi thương mại trong bối cảnh Covid-19” do sở này phối hợp với cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức hôm nay, 18.1.
Nhìn vào 10 mặt hàng và 1o thị trường lớn nhất mà doanh nghiệp TP.HCM xuất khẩu cho thấy thiếu đa dạng, phụ thuộc vào thị trường Hoa Kỳ và Đông Bắc Á. Trong đó, 10 mặt hàng chiếm 76,4% tổng kim ngạch xuất khẩu và 10 thị trường chiếm 73,3%. Mặt hàng từng là chủ lực của TP.HCM là dệt may, da giày đang dần chuyển dịch sang máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện hay máy móc, thiết bị, phụ tùng…
Trong đề án phát triển xuất khẩu của TPHCM đến năm 2030 do sở Công thương, đại học Kinh tế TPHCM và đại học Fulbright Việt Nam xây dựng thì mô hình tăng trưởng “hình cá chép” sẽ lấy các sản phẩm phần mềm và nội dung số, các dịch vụ bưu chính, du lịch, tài chính làm động lực mới.
Sở dĩ gọi là “phần đuôi con cá” là tạo lực quẫy bứt phá, thay thế cho phần bụng là các mặt hàng xuất khẩu truyền thống trong ngắn hạn. Dẫn dắt và hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu là các dịch vụ logistics, vụ tài chính, bảo hiểm, xúc tiến thương mại…
Năm 2021, kim ngạch xuất khẩu của TP.HCM tăng 1% do tác động nặng nề của đợt bùng phát dịch lần thứ tư. Việc phải thực hiện nhiều biện pháp chống dịch trong nhiều tháng đã khiến chuỗi cung ứng nguyên vật liệu, hàng hóa và sản xuất của doanh nghiệp bị đứt gãy. Không chỉ vậy, tình trạng thiếu vỏ container đã đẩy cước vận tải tăng gấp năm đến bảy lần so với trước dịch, thời gian vận chuyển kéo dài từ vài ngày thành ba tháng…
Những vấn đề này, theo bà Lý Kim Chi, chủ tịch hội Lương thực Thực phẩm TPHCM, đã khiến các doanh nghiệp không dám nhận các đơn hàng xuất khẩu. Bên cạnh đó là những vấn đề về hàng rào kỹ thuật ngày càng khắt khe và thay đổi liên tục.
Theo forbes.baovanhoa.vn (https://forbes.baovanhoa.vn/phan-mem-noi-dung-so-la-dong-luc-tang-truong-xuat-khau-moi-cua-tp-hcm)
1 năm trước
CEO Team Flash kể chuyện đường dài với esports2 năm trước
Appota nắm bắt thời cơ