Quốc gia đầu tiên chấp nhận du khách xuất trình “hộ chiếu kỹ thuật số” trên điện thoại thay vì hộ chiếu giấy để đi qua khu vực kiểm soát biên giới.
Phần Lan đang thử nghiệm hộ chiếu này. Nếu chương trình thí điểm thành công thì sẽ được mở rộng vì Liên minh châu Âu (EU) mong muốn ít nhất 80% công dân ở tất cả 27 quốc gia thành viên sẽ sử dụng “hộ chiếu kỹ thuật số” vào năm 2030.
Chương trình thí điểm bắt đầu trong cuối tháng 8, chỉ dành cho công dân Phần Lan. Chương trình đang diễn ra tại sân bay Helsinki với sự hợp tác giữa hãng hàng không Finnair, nhà điều hành sân bay Finavia và cảnh sát Phần Lan.
Đến cuối tháng 2.2024, hành khách người Phần Lan trên các chuyến bay của hãng hàng không Finnair đến và đi từ ba sân bay của Anh có thể dùng “thông tin xác thực du lịch kỹ thuật số” (DTC) mới để đi qua khu vực kiểm soát biên giới.
Raja, cơ quan Kiểm soát biên giới Phần Lan, cho biết du khách sử dụng thông tin xác thực kỹ thuật số mới có thể “đi qua khu vực kiểm soát biên giới nhanh và suôn sẻ hơn bình thường mà không cần phải xếp hàng.”
EU đồng tài trợ 2,3 triệu EUR (2,5 triệu USD) cho dự án thí điểm này. Cùng với dự án kéo dài sáu tháng ở Helsinki, EU còn tài trợ cho các chương trình thí điểm khác tại sân bay Zagreb Franjo Tuđman ở Croatia và sân bay Schiphol Amsterdam của Hà Lan.
Châu Âu hướng tới một khung duy nhất cho định dạng kỹ thuật số để đạt mục tiêu bao quát của quy định về định danh điện tử và dịch vụ tin cậy (eIDAS) đã được thông qua vào năm 2014. Quy định này nhắm đến mục tiêu là giúp doanh nghiệp lẫn cá nhân tương tác trực tuyến an toàn, nhanh cũng như hiệu quả hơn cho dù họ thực hiện tại bất kỳ nơi nào ở châu Âu.
Thuật ngữ liên quan đến thông tin xác thực điện tử có thể gây nhầm lẫn. DTC của châu Âu – thông tin xác thực điện tử được lưu trên điện thoại – khác với hộ chiếu sinh trắc học (còn được gọi là hộ chiếu điện tử). Đó là cuốn hộ chiếu phổ thông có gắn chip chứa một số điểm đặc trưng của du khách.
Đến thời điểm hiện tại, nhiều quốc gia trên thế giới phát hành một số dạng hộ chiếu điện tử, thường được xác định bằng biểu tượng camera sinh trắc học in trên bìa. Chip RFID chứa dữ liệu sinh trắc học khiến hộ chiếu khó bị sao chép hoặc giả mạo hơn.
Từ năm 2007, Hoa Kỳ đã ban hành hộ chiếu sinh trắc học như tiêu chuẩn. Vào năm 2021, Hoa Kỳ tạo ra nhiều phiên bản tiên tiến hơn Next Generation Passport dùng để thay thế hộ chiếu điện tử đầu tiên này. Sự khác biệt rõ nhất là trang dữ liệu bằng polycarbonate, giống như thẻ passport hoặc thẻ tín dụng hơn là cuốn hộ chiếu.
Biên dịch: Gia Nhi
————————
Xem thêm:
Liên minh châu Âu cho phép hành khách sớm gọi điện thoại trên máy bay
Đâu là hộ chiếu quyền lực nhất thế giới năm 2021?
Những rủi ro bất ngờ khi ngây thơ chia sẻ thông tin vé máy bay trên mạng xã hội
Theo forbes.baovanhoa.vn (https://forbes.baovanhoa.vn/phan-lan-thi-diem-ho-chieu-ky-thuat-so-dau-tien-tren-the-gioi)