Tại olam food ingredients (ofi) – tập đoàn hàng đầu thế giới chuyên cung ứng nguyên liệu thực phẩm và đồ uống, bình đẳng giới là nhân tố thiết yếu trong chiến lược nhân sự, góp phần thực hiện hóa mục tiêu phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Ofi đã thành lập một hội đồng mang tên IDEO (Inclusion, Diversity and Equality council of ofi – Hội đồng Hòa nhập, Đa dạng và Bình đẳng tại ofi) với sự tham gia tích cực của các thành viên trong ban lãnh đạo nhằm cùng tạo ra môi trường làm việc gắn kết, không phân biệt giới tính, dân tộc, khuynh hướng tính dục, văn hóa, tuổi tác hoặc tín ngưỡng tôn giáo.
Đặc biệt trong 10 năm qua, ofi đã tập trung vào việc mang lại bình đẳng cho lao động nữ với khoảng 55% trong số hơn 7.500 lao động của tập đoàn tại Việt Nam. Một số chương trình nổi bật có thể kể đến là Chương trình Kết nối nữ nhân viên ofi toàn cầu (Globally Reaching ofi Women) với ba yếu tố: sự nghiệp, văn hóa và cộng đồng để phát triển, kết nối và truyền cảm hứng cho nhân viên nữ của ofi trên toàn cầu.
Chương trình Phát triển Nữ lãnh đạo ofi toàn cầu (Globally Lifting ofi Women) cũng là một chương trình nổi bật nhằm xây dựng và trang bị cho nhân viên nữ các kiến thức và kỹ năng lãnh đạo quan trọng thông qua nhiều khóa đào tạo cao cấp khác nhau.
Trong hơn 25 năm hoạt động tại Việt Nam, ofi đặt trọng tâm đầu tư vào phát triển nguồn nhân lực để thúc đẩy tăng trưởng hiệu quả và năng suất, dựa trên ba chiến lược: Thúc đẩy các chương trình gắn kết người lao động, các chương trình xây dựng văn hóa làm việc đa dạng, hòa nhập và các chương trình trọng dụng, phát triển nhân tài.
Ở ofi, việc ban lãnh đạo ofi Việt Nam cam kết thúc đẩy các chương trình đa dạng và hòa nhập, lấy con người làm trọng tâm được minh chứng qua những thành tích trong nhiều năm qua, như Giải thưởng Nhà tuyển dụng tốt nhất Kincentric trong 3 năm liên tiếp (2019-2021); Giải thưởng Nơi làm việc tốt nhất tại châu Á của HR Asia trong 5 năm liền (2018-2022).
Mới đây nhất, công ty đã đạt Giải nhất cho hạng mục “Lãnh đạo cam kết thúc đẩy bình đẳng giới” của Giải thưởng “Thực hiện nguyên tắc trao quyền cho phụ nữ” (UN Women WEPs) 2022 do Cơ quan Liên Hiệp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho Phụ nữ (UN Women) và Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam tổ chức. Giải thưởng uy tín này cũng chính là một bước tiến của tập đoàn, sau khi đạt giải nhì ở hạng mục “Bình đẳng giới tại nơi làm việc” tại Giải thưởng WEPs năm 2021.
Ông Lê Ngọc Minh, giám đốc nhân sự ofi Việt Nam cũng nhấn mạnh “giải thưởng là động lực để chúng tôi tiếp tục thực hiện cam kết, nâng cao chương trình hành động để mang lại sự bình đẳng giới và tạo ra môi trường đa dạng hóa, hội nhập cho toàn bộ nhân viên.”
Chị Tôn Nữ Ngọc Cẩm – giám đốc tài chính ngành hàng hạt của ofi Việt Nam, cho biết, “ở ofi, cơ hội phát triển công việc không phụ thuộc vào giới tính, ofi còn có các chương trình huấn luyện dành riêng cho nữ quản lý.”
Giải thưởng WEPs là sự kiện thường niên do Cơ quan Liên Hiệp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho Phụ nữ và Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam tổ chức (VWEC). Giải thưởng đã nhiều năm hỗ trợ các hoạt động bình đẳng giới tại Việt Nam và các hoạt động của UN Women.
Theo forbes.baovanhoa.vn (https://forbes.baovanhoa.vn/ofi-viet-nam-da-lam-gi-voi-cam-ket-binh-dang-gioi-tai-noi-lam-viec)
2 năm trước
Công nghệ là cơ hội cho nữ giới tỏa sáng1 năm trước
Thu hẹp khoảng cách về giới: Đâu là vạch đích?1 năm trước
1 năm trước