Tài chính

Nhật Bản muốn hạn chế tiền điện tử trong giao dịch nội bộ

1 ngày trước
Nguồn: Nikkei Asia

Theo một số nguồn tin, Nhật Bản chuẩn bị phân loại tiền điện tử là sản phẩm tài chính (financial products) và mở rộng phạm vi hạn chế giao dịch nội bộ (insider trading) các tài sản này.

Share
this:

Cơ quan Dịch vụ Tài chính Nhật (FSA) có kế hoạch đệ trình một dự luật sửa đổi lên quốc hội sớm nhất vào năm 2026. Cơ quan này đã xem xét những thay đổi thông qua nhiều cuộc họp kín giữa những chuyên gia.

Bitcoin tăng giá liên tục từ khi ông Trump đắc cử - Ảnh: Bankrate
Nhật Bản đang muốn thay đổi luật quản lý tiền điện tử. Ảnh: Bankrate.

Tiền điện tử như bitcoin hiện được xác định là phương tiện thanh toán theo Đạo luật Dịch vụ Thanh toán (PSA). Khi định nghĩa là sản phẩm tài chính, sẽ được xếp vào danh mục khác, không còn nằm cùng bàn với cổ phiếu và trái phiếu nữa.

Tính đến tháng 1.2025, khoảng 7,34 triệu tài khoản đang hoạt động giao dịch tiền điện tử tại Nhật, tăng gấp 3 lần so với 5 năm trước. Lượng tài khoản tăng, nhờ sự tiện lợi khi thanh toán bằng điện thoại di động một cách nhanh chóng.

Các hạn chế giao dịch nội bộ, có thể giống với hạn chế một số sản phẩm tài chính thông thường khác. Chi tiết sẽ công bố sau. Liên minh châu Âu (EU) đã cấm giao dịch nội bộ tiền điện tử, theo Quy định về Thị trường Tài sản Tiền điện tử (MCAR).

Năm 2022, Ủy ban Chứng khoán & Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) cáo buộc 1 cựu giám đốc sản phẩm của sàn Coinbase và 2 cộng sự khác, vì âm mưu giao dịch nội bộ trước khi giao dịch thực trên nền tảng.

Năm 2023, Ủy ban Chứng khoán Quốc tế thúc giục các quốc gia áp dụng quy tắc giao dịch nội bộ tiền điện tử, giống như đã làm với cổ phiếu hoặc chứng khoán khác.

Nhật Bản định vị tiền điện tử là khoản đầu tư theo Đạo luật Công cụ Tài chính và Giao dịch (FIEA), nghĩa là các công ty kêu gọi đầu tư cũng phải đăng ký với cơ quan quản lý, để giảm số lượng người dùng khiếu nại bị lừa đảo khi đầu tư vào tiền điện tử.

FSA muốn thắt chặt quy tắc bất kể các công ty kêu gọi đầu tư có trụ sở ở đâu. Nhưng vì nhiều tổ chức ở nước nước ngoài, hiện chưa rõ FSA muốn áp dụng quy tắc mới như thế nào.

Vấn đề nan giải khác là phạm vi tiền điện tử quy định trong dự luật mới rất đa dạng, từ bitcoin phổ biến nhất đến memecoin có tính đầu cơ cao. Theo nhiều chuyên gia, không đơn giản để quản lý hết tất cả.

(Biên dịch: NVP)

Theo forbes.baovanhoa.vn (https://forbes.baovanhoa.vn/nhat-ban-muon-han-che-tien-dien-tu-trong-giao-dich-noi-bo)